Những chiếc smartphone có tên "dị" nhất

09:08, 31/08/2015

Có rất nhiều chiếc smartphone được đặt tên dị thường, khó nhớ, khó suy đoán và đôi khi là vô nghĩa. Rất khó hiểu khi các nhà sản xuất lại chọn những cái tên đó. Thường thì những sản phẩm như thế đều không mấy thành công trên thị trường. 

Có rất nhiều chiếc smartphone được đặt tên dị thường, khó nhớ, khó suy đoán và đôi khi là vô nghĩa. Rất khó hiểu khi các nhà sản xuất lại chọn những cái tên đó. Thường thì những sản phẩm như thế đều không mấy thành công trên thị trường. 
 
OnePlus one, onePlus 2 
 
Đã có từ "One" ở đằng trước rồi, đằng sau lại thêm một "One" nữa – rất khó hiểu. Thêm nữa, từ "One" cuối cùng trong sản phẩm onePlus one là dạng chữ nhưng khi nâng cấp lên phiên bản "OnePlus 2" thì lại sử dụng dạng số ở từ cuối- rất thiếu đồng nhất. 
 
Samsung Galaxy S6 Edge+ 
 
Đọc cái tên sản phẩm dài dằng dặc này người dùng có thể … trẹo cả miệng. Với lại, đặt cái tên như Galaxy S6 Edge+ người ta lại rất dễ lầm tưởng với sản phẩm như Note 6 Plus (chưa ra mắt). 
 
Yezz Billy 4.7 
 
Là phiên bản cuối cùng của dòng điện thoại "yếm thế" Billy Series, chiếc Windows phone này có tuổi thọ không lâu, một phần cũng vì chính cái tên nghe kỳ quặc này. 
 
HTC one M8 Harman Kardon 
 
Vừa dài, vừa khó nhận diện, vừa không thể nhớ được tên sản phẩm, HTC đã lập nên một "kỳ tích" khi đặt tên một chiếc điện thoại nghe quá kỳ dị đến vậy. Đây có lẽ là điều mà bất cứ nhà sản xuất nào nên tránh. 
 
Panasonic Eluga 
 
Ra mắt năm 2012, chiếc điện thoại "dở dăng dở đèn" chạy Android này của Panasonic được bán tại thị trường quốc tế nhưng không mấy hấp dẫn người dùng. Cái tên vô nghĩa "Eluga" cũng vô duyên như chính những nút bấm khó hiểu trên chiếc smartphone này. 
 
HTC Windows Phone 8X 
 
Có lẽ HTC đã bắt chước Nokia nhét bằng được cái tên Windows Phone vào sản phẩm mặc dù điều này là hoàn toàn không cần thiết. Chẳng nhẽ chiếc Galaxy chạy Android của Samsung phải đặt là "Samsung Galaxy Android phone" hay sao? Windows Phone là hệ điều hành di động do Microsoft phát triển nhưng hiện vẫn "lê lết" sau Android của Google và iOS của Apple. 
 
HP Pre 3 
 
Lại một cái tên nữa đọc trẹo cả miệng. Đó cũng là lý do tại sao HP Pre 3 chẳng bao giờ chiếm được cảm tình của người dùng Mỹ mặc dù nó được sinh ra trên chính quê hương mình. Pre 3 sử dụng hệ điều hành WebOS "đoản thọ", đã biến mất hoàn toàn sau khi HP mua lại Palm chấm dứt vòng đời cực ngắn của dòng sản phẩm Pre một thời từng mang nhiều hứa hẹn.  
 
HTC ChaCha và HTC Salsa 
 
Đặt tên smartphone theo điệu nhảy Latinh có lẽ chỉ có HTC. Không biết ngụ ý của hãng ở đây là gì? HTC ChaCha được giới thiệu lần đầu ở hội nghị di động thế giới MWC tháng 2 năm 2011 nhưng khi đến Mỹ lại được đổi tên thành HTC Status – rất dễ gây nhầm lẫn. Cả hay sản phẩm này đều không thành công trên thị trường. 
 
Casio G'zOne 
 
Rất khó để phát âm tên sản phẩm này và bạn cũng khó có thể nhớ được tên của nó. Đúng ra, tên đầy đủ của nó phải là: Casio G'zOne Commando 4G LTE – khó có thể tưởng tượng được. 
 
Cricket MSGM8 và TXTM8 
 
Đặt tên nặng về ký tự và dùng các từ dạng mã số như Cricket MSGM8 và TXTM8 thì đúng là không ai muốn nhớ tên làm gì. 
 
LG Chocolate 
 
Chiếc điện thoại này có hình dáng thanh kẹo trông cũng ổn, chơi nhạc tạm được và lấy luôn cái tên kẹo "sôcôla". 
 
Motorola Citrus 
 
Lại thêm một chủ đề ăn uống khác, từ "Citrus" chỉ hương vị chanh và Motorola đã lấy luôn cái tên này đặt cho một trong số những chiếc smartphone Android đầu tiên của hãng. 
 
LG Fusic 
 
"Fusic" là từ vô nghĩa nhưng không hiểu sao LG lại lấy đặt tên cho sản phẩm của mình. Hay "Fusic" là sự kết hợp giữa "music" (âm nhạc) và "fun" (vui vẻ), "FM" hay "WTF"? Nghe thật rối tung rối mù. Dù sao thì chiếc điện thoại gập này cũng chẳng mấy thành công và cũng không được các tín đồ nghe nhạc để ý lắm. 
 
(Theo vnmedia)