Ban chỉ đạo Tây Nguyên cho biết, sẽ ứng dụng công nghệ viễn thám nhằm giám sát và chống hạn ở khu vực 5 tỉnh Tây Nguyên. Phương pháp này dựa trên tính chất vật lý của quá trình bốc thoát hơi và tính chất sinh học của thực vật, cụ thể là độ ẩm đất cao cây trồng phát triển tốt, sự bốc thoát hơi cây trồng mạnh, nhiệt độ thảm cây trồng và bề mặt đất giảm.
Ban chỉ đạo Tây Nguyên cho biết, sẽ ứng dụng công nghệ viễn thám nhằm giám sát và chống hạn ở khu vực 5 tỉnh Tây Nguyên. Phương pháp này dựa trên tính chất vật lý của quá trình bốc thoát hơi và tính chất sinh học của thực vật, cụ thể là độ ẩm đất cao cây trồng phát triển tốt, sự bốc thoát hơi cây trồng mạnh, nhiệt độ thảm cây trồng và bề mặt đất giảm.
Lâm Đồng là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên có nhu cầu sử dụng nước rất lớn, nhất là phục vụ sản xuất nông nghiệp khi chưa thể ứng dụng rộng rãi công nghệ tưới tiết kiệm. Vào mùa khô hàng năm, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, Tây Nguyên thường xuyên bị hạn hán nghiêm trọng. Hầu hết các hồ chứa thủy lợi, thủy điện vừa và lớn ở khu vực này đều bị thiếu hụt nước, nhiều hồ chứa nhỏ bị cạn hoặc giảm xuống gần đến mực nước chết không đủ tưới suốt vụ sản xuất chịu ảnh hưởng của hạn hán. Trong khi đó, vào mùa mưa, nhất là vùng hạ lưu như địa bàn huyện Đơn Dương, Cát Tiên, một bộ phận của huyện Lâm Hà, Lạc Dương… đất canh tác nông nghiệp bị úng ngập.
Việc kết hợp với các số liệu quan trắc bề mặt, tích hợp các thông tin viễn thám với các vệ tinh khác nhau sẽ giúp phục vụ công tác giám sát và theo dõi hạn hán ở Tây Nguyên, từ đó có những giải pháp phòng chống phù hợp, hiệu quả.
M.ĐẠO