5 điểm đáng chê của hệ điều hành Android

09:12, 18/12/2015

Android là hệ điều hành được nhiều người ưa thích, nhưng hệ điều hành này vẫn chưa thực sự hoàn hảo. Thậm chí có những điều chúng ta không thích về Android. Dưới đây là 5 điểm trừ của Android. 

Android là hệ điều hành được nhiều người ưa thích, nhưng hệ điều hành này vẫn chưa thực sự hoàn hảo. Thậm chí có những điều chúng ta không thích về Android. Dưới đây là 5 điểm trừ của Android. 
 
1. Phân mảnh
 
Hãy bắt đầu với vấn đề lớn nhất và phổ biến nhất của Android : phân mảnh. Bản chất mở của hệ điều hành do Google phát triển này cho phép chúng ta có thể tùy chỉnh (gần như vô tận) các thiết bị của mình nhưng điều này cũng có nghĩa, một số nhà sản xuất điện thoại di động và cả người sử dụng không có khả năng nâng cấp thiết bị của họ lên phiên bản hệ điều hành mới hoặc trải nghiệm một số ứng dụng mới.
 
Và đó chưa phải là tất cả. Do số lượng các nhà sản xuất Android ngày càng tăng, các bản cập nhật thường không thường xuyên. Thậm chí trong cùng một nhà sản xuất, các bản cập nhật thường xuất hiện trong những thời điểm khác nhau cho từng loại điện thoại.
 
Đến tháng 5/2015 chỉ có 9,7% các thiết bị Android được hưởng lợi từ phiên bản mới Android Lollipop (9% cho phiên bản 5.0 và 0,7% cho phiên bản 5.1), trong khi phiên bản được sử dụng nhiều nhất vẫn là Android KitKat (39,8% thiết bị).
 
Điều đáng ngạc nhiên hơn, 0,3% điện thoại thông minh Android vẫn chạy phiên bản Froyo 2.2, phát hành cách đây 5 năm. Google cần thực sự nỗ lực để giải quyết vấn đề này.
 
2. Quảng cáo
 
Quảng cáo là một điểm tranh cãi đối với người dùng Android. Trên thực tế, hệ điều hành này thiếu một công cụ kiểm soát quảng cáo. Vấn đề này thường kết thúc khi bạn gỡ bỏ cài đặt các ứng dụng. Đối với nhiều người sử dụng thì đây là một lý do để họ root lại điện thoại thông minh của mình.
 
Một trong số người dùng đề xuất một giải pháp tuyệt vời giải quyết vấn đề này : một hệ thống đánh giá các ứng dụng trên Google Play được thành lập sẽ tập trung kiểm soát các quảng cáo trong các ứng dụng. Cách làm này có thể khuyến khích các nhà phát triển tích hợp quảng cáo thân thiện hơn với người dùng.
 
Tất nhiên, một số ứng dụng miễn phí cần quảng cáo để tồn tại, nhưng có những quảng cáo rời rạc không ảnh hưởng đến việc trải nghiệm ứng dụng của người dùng. Đây cũng là một lĩnh vực mà Google vẫn phải tốn công sức.
 
3. Phần mềm độc hại
 
Không có hệ điều hành nào 100% an toàn, nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng Android là một mục tiêu ưa thích của các tin tặc. Tỷ lệ phần mềm độc hại trên Google Play rất thấp (khoảng 0,1%), nhưng so với số người sử dụng thì nó lại mang một rủi ro khá lớn. Các cửa hàng không chính thức thường có nhiều các ứng dụng bị nhiễm virus cao hơn nhiều. Một trong những phần mềm độc hại nổi tiếng nhất là NES. Con virus này đã thực hiện giao dịch thanh toán trên tài khoản của người sử dụng dựa trên sự mất cảnh giác của họ.
 
4. Lỗi phiên bản
 
Một lần nữa, không có hệ điều hành nào hoàn hảo. Những lỗ hổng nhỏ có thể được giải quyết dễ dàng với một “miếng vá” dung lượng dưới 10 MB. Tuy nhiên, chúng ta không chấp nhận một phiên bản ổn định của một hệ điều hành, cung cấp cho hàng triệu người dùng trên thế giới, lại có thể có những lỗi cực kỳ nghiêm trọng, vì những lỗi này có thể biến việc sử dụng điện thoại của bạn thành một cơn ác mộng.
 
Ví dụ, khi phát hành phiên bản Android Lollipop, vấn đề của RAM và giảm tuổi thọ pin là những lỗi nghiêm trọng đáng lẽ sẽ không bao giờ xảy ra. Thêm vào đó là những lỗi do nhà sản xuất tạo nên khiến người dùng nổi giận. May mắn thay, Android Marshmallow đã được Google «vá» kịp thời những lỗi đó trước khi chính thức phát hành phiên bản này.
 
5. Lỗi bảo mật
 
Không có gì ngạc nhiên khi bạn biết Google đang thu thập dữ liệu của chúng ta. Trong nhiều trường hợp, dữ liệu này rất quan trọng để chạy ứng dụng. Google cũng phải nghe thấy nhiều lời phàn nàn của người dùng và họ từ chối chia sẻ cuộc sống riêng tư của mình cho cộng đồng.
 
Trong khi nhiều người dùng có thể xem những thông tin của họ như là một sự trao đổi công bằng đối với các dịch vụ mà họ nhận được thì có một xu hướng muốn biết thông tin cá nhân của họ được sử dụng như thế nào. Ví dụ, chúng ta có thể chấp nhận rằng Google Maps cần vị trí của chúng ta để tìm ra tuyến đường tốt nhất nhưng không có gì đảm bảo rằng các thông tin định vị không được sử dụng với mục đích khác.
 
(Theo vnmedia)