Các nhà khoa học Khoa Hóa học, Đại học Complutense de Madrid của Tây Ban Nha, vừa chế tạo thành công một loại dụng cụ cảm biến sinh học có khả năng phát hiện ung thư miệng chỉ qua thử nước bọt.
Các nhà khoa học Khoa Hóa học, Đại học Complutense de Madrid của Tây Ban Nha, vừa chế tạo thành công một loại dụng cụ cảm biến sinh học có khả năng phát hiện ung thư miệng chỉ qua thử nước bọt.
Theo tiết lộ ngày 9/3 của tạp chí “Biosensors and Bioelectronics”, loại dụng cụ mới này có khả năng phát hiện sự hiện diện của protein Interleukin (IL-8) và các ARN thông tin (ARNm) của chúng trực tiếp từ mẫu nước bọt không cần qua xử lý hay pha loãng, bằng cách sử dụng hai hạt mang từ trường đã được chuyển hóa trước đó bằng phần tử nhận biết sinh học. Nhóm phát minh cho biết hai hạt “đánh dấu sinh học” này giảm thiểu sự có mặt của các yếu tố gây nhiễu kết quả, giúp các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán lâm sàng nhanh và chính xác hơn.
Cho tới nay, đây là dụng cụ đầu tiên có thể phân tích đồng thời IL-8 và ARNm, cùng tác động của chúng lên bệnh nhân ung thư miệng. Các nhà phát minh cũng hi vọng rằng các nghiên cứu trong tương lai có thể tìm ra cơ chế phát hiện ung thư đầu và cổ qua nước bọt, thay vì xét nghiệm máu và nước tiểu.
(Theo TTXVN)