Các nhà khoa học tại Đại học Illinois, ở bang Urbana-Champaign (Mỹ) vừa phát hiện ra một công nghệ mang tính đột phá về tốc độ đường truyền cáp quang.
Các nhà khoa học tại Đại học Illinois, ở bang Urbana-Champaign (Mỹ) vừa phát hiện ra một công nghệ mang tính đột phá về tốc độ đường truyền cáp quang.
|
Tốc độ truyền qua cáp quang vừa đạt một bước tiến mới, đạt ngưỡng 57Gbps |
Theo đó, trong một thí nghiệm mới đây, các nhà khoa học ở Đại học Illinois đã lập được một kỷ lục mới về khả năng truyền dẫn dữ liệu qua cáp quang, với tốc độ lên tới 57Gbps.
Với tốc độ truyền dữ liệu cực kỳ nhanh này, khi được đưa vào ứng dụng, nó sẽ giải quyết tốt nhu cầu về tốc độ đường truyền hiện nay.
Một điểm khác rất quan trọng là, thí nghiệm này được các nhà khoa học thực hiện ngay trong điều kiện nhiệt độ bình thường (trong phòng), không yêu cầu làm mát các bộ phận trước khi bắt đầu thực hiện. Thậm chí khi nâng nhiệt độ lên đến 85 độ C thì công nghệ này vẫn có thể cung cấp tốc độ đường truyền nhanh đến 50 Gbps – Nghĩa là rất gần với thực tế.
Theo giáo sư Feng (thuộc Đại học Illinois) – một trong những người thuộc nhóm nghiên cứu, để đạt được tốc độ cao ở nhiệt độ cao là rất khó khăn do tính chất của các vật liệu được sử dụng vốn chỉ làm việc tốt ở nhiệt độ thấp hơn. Điều này đã được chứng tỏ trên các hệ thống máy tính khi làm việc nóng lên.
Trong năm 2014, nhóm của giáo sư Feng đã thử nghiệm thành công công nghệ VCSEL (truyền dữ liệu trên cáp quang) và đã đạt được tốc độ 40 Gbps (gigabit/giây).
Cũng theo giáo sư Feng, tốc độ 57Gbps này về cơ bản chỉ mới ở dạng thí nghiệm nên vẫn chưa thể mong đợi nó được đưa vào thế giới thực thông qua các công ty cung cấp dịch vụ internet. Tuy nhiên, ông và nhóm của ông cũng hy vọng, nó sẽ được áp dụng cho các trung tâm dữ liệu cũng như truyền trong không gian.
"Công nghệ này sẽ được sử dụng không chỉ cho các trung tâm dữ liệu mà còn cho không gian, thông tin liên lạc nhẹ, giống như ở máy bay, bởi vì các dây cáp quang nhẹ hơn nhiều so với dây đồng", ông Feng nói.
(Theo vnmedia)