Ngày 5/5, Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng đã tổ chức nghiệm thu đề tài "Nghiên cứu giám định di truyền và đánh giá khả năng phát triển của bò lai F1 giữa bò tót (Bos gaurus) và bò nhà (Bos taurus) tại vùng giáp ranh tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng". Chủ nhiệm đề tài là ông Lê Tiến Thắng và ông Nguyễn Công Vân thuộc cơ quan chủ trì là Trung tâm Ứng dụng KH&CN Lâm Đồng và Vườn Quốc gia Phước Bình.
Ngày 5/5, Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu giám định di truyền và đánh giá khả năng phát triển của bò lai F1 giữa bò tót (Bos gaurus) và bò nhà (Bos taurus) tại vùng giáp ranh tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng”. Chủ nhiệm đề tài là ông Lê Tiến Thắng và ông Nguyễn Công Vân thuộc cơ quan chủ trì là Trung tâm Ứng dụng KH&CN Lâm Đồng và Vườn Quốc gia Phước Bình.
Từ năm 2009 - 2014, tại vùng đệm Phước Bình - huyện Bác Ái - tỉnh Ninh Thuận có một con bò tót thường xuyên xuất hiện nhập vào đàn bò nhà của nông dân. Qua ghi nhận của người dân, bò tót đực đã giao phối với những bò cái nhà sinh ra được hơn 20 con bê nghi lai giữa bò cái nhà và bò tót đực. Sở KH&CN Lâm Đồng, Sở KH&CN Ninh Thuận và Vườn Quốc gia Phước Bình đã phát hiện và khảo sát khá toàn diện hiện tượng này vào giữa năm 2012.
Đề tài “Nghiên cứu giám định di truyền và đánh giá khả năng phát triển của bò lai F1 giữa bò tót (Bos gaurus) và bò nhà (Bos taurus) tại vùng giáp ranh tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng” được 2 tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng quyết định thực hiện được đánh giálà bước đi phù hợp. Đề tài này được triển khai từ năm 2013, với 5 bò cái nền (trong đó có 3 bò Brahman và 2 bò F1 Brahman lai Red Angus), 10 bò nghi lai bò tót F1 của các hộ dân, trong đó có 5 bò đực và 5 bò cái. Viện Công nghệ Sinh học Hà Nội đã hợp tác phối hợp Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam lấy mẫu mô và máu của 4 bò nghi lai để giám định di truyền các vùng genes đặc hiệu. Phòng Công nghệ Sinh học (Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt) sử dụng 15 mẫu máu các bò nghi lai bò tót và bò nhà để nghiên cứu phân tích bộ nhiễm sắc thể.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả bò nghi lai này có bộ nhiễm sắc thể giống bò F1 lai giữa bò tót đực và bò cái nhà. Trong đó, đặc biệt có 1 trường hợp con lai thế hệ thứ 2 (F2) đầu tiên tính cả quần đàn do bò cái F1 lai lui với bò đực nhà và đã được xác định chính xác bộ nhiễm sắc thể cân bằng. Điều này đặc biệt có giá trị khoa học và thực tiễn lớn cho thấy triển vọng đề tài đúng hướng. Hiện nay, đàn bò sinh trưởng, phát triển tốt. Trong năm 2015, nhóm nghiên cứu đã sử dụng bò đực F1 phối giống trực tiếp với bò cái F1 nhằm mục đích tạo ra đàn bê lai F2 có 50% máu bò tót, hiện chưa có kết quả.
Để thực hiện đầy đủ các mục tiêu nghiên cứu, trong thời gian tới, đề tài mở rộng lên cấp Nhà nước với sự tham gia của 3 tỉnh Lâm Đồng - Ninh Thuận - Khánh Hòa, nghiên cứu sâu tập trung thực hiện cho bò đực F1 lai bò tót phối giống trực tiếp với các bò cái Barahman, lai Red Angus; đồng thời đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của thế hệ bò có 25% máu bò tót được sinh ra từ các bò F1 để làm giống, cho sinh sản với bò nhà nhằm tạo ra giống bò hướng thịt của Việt Nam có khoảng 12,5% máu bò tót, có khả năng cho năng suất, chất lượng thịt cao, khả năng sử dụng tốt thức ăn thô xanh trong điều kiện chăn nuôi thông thường và đề kháng một số bệnh tật. Trên cơ sở đó xây dựng thương hiệu bò đặc sắc của vùng Lâm Đồng - Ninh Thuận - Khánh Hòa.
AN NHIÊN