Ngành nấm Việt Nam - cơ hội và thách thức

07:07, 30/07/2016

(LĐ online) - Đó là chủ đề Hội thảo khoa học lần thứ nhất được tổ chức tại Đà Lạt do Hội Nuôi trồng nấm Việt Nam và Trường Đại học Đà Lạt phối hợp tổ chức ngày 30/7 với sự tham dự của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - TS Phạm S

(LĐ online) - Đó là chủ đề Hội thảo khoa học lần thứ nhất được tổ chức tại Đà Lạt do Hội Nuôi trồng nấm Việt Nam và Trường Đại học Đà Lạt phối hợp tổ chức ngày 30/7 với sự tham dự của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - TS Phạm S (vừa đại diện lãnh đạo địa phương vừa tư cách là nhà khoa học nông nghiệp); Phó Hiệu trưởng ĐH Đà Lạt Lê Minh Chiến, các nhà khoa học, các chủ doanh nghiệp trên cả nước và hàng trăm sinh viên ngành sinh học. 
 
Đại biểu tham quan các sản phẩm nấm tươi và khô trưng bày tại Hội thảo
Đại biểu tham quan các sản phẩm nấm tươi và khô trưng bày tại Hội thảo

Trong tham luận của mình, TS Phạm S cho biết, Việt Nam đang nuôi trồng khoảng 16 loại nấm như nấm rơm, nấm mộc nhĩ, nấm sò, nấm hương, nấm linh chi…; tổng sản lượng đạt 250.000 tấn nấm tươi/năm, mỗi năm tăng 5-7%. Hiện, thị trường tiêu thụ trong nước tăng nhanh về nhu cầu; thị trường xuất khẩu có kim ngạch đạt khoảng 100 triệu USD vào năm 2014. Đối với tỉnh Lâm Đồng, là tỉnh hình thành nghề trồng nấm gần 40 năm trước; quy mô trang trại của người dân từ 100m 2 – 750m 2, một số doanh nghiệp đầu tư 1-2 ha với tổng số vốn hơn trên dưới 10 tỷ đồng như ở Đơn Dương, Lạc Dương, Bảo Lộc, Đức Trọng… Theo ông S, định hướng chiến lược phát triển của tỉnh là “Xây dựng Lâm Đồng trở thành một trong những trung tâm nấm thực phẩm của Việt Nam”. 
 
Nhằm trao đổi về kỹ thuật và định hướng phát triển ngành nấm ở Việt Nam, Hội thảo còn tập trung các đề tài có hàm lượng khoa học cao và nhiều kinh nghiệm quý từ thực tiễn sản xuất về các loại nấm như: đông trùng hạ thảo, nấm rơm, nấm linh chi, nấm bào ngư, nấm mèo… Các đại biểu cũng sẽ tham quan một số cơ sở trồng nấm ở tỉnh Lâm Đồng như: Công ty TNHH Ngọc Yến Minh ở Đơn Dương; Công ty TNHH trồng nấm Hoa Sen ở Đức Trọng…
 
M. ĐẠO