Theo nghiên cứu, nếu nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 3-4 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp thì 17% số sinh vật biển - từ sinh vật phù du nhỏ bé đến những chú cá voi nặng 100 tấn - sẽ biến mất.
Theo nghiên cứu, nếu nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 3-4 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp thì 17% số sinh vật biển - từ sinh vật phù du nhỏ bé đến những chú cá voi nặng 100 tấn - sẽ biến mất.
|
Ảnh minh họa. (Nguồn: timesofisrael.com) |
Dự báo đến cuối thế kỷ 21, đại dương sẽ mất đi gần 20% số sinh vật biển do biến đổi khí hậu. Đây là ước tính của các nhà khoa học vừa đưa ra trên tạp chí Mỹ Proceedings of the National Academy of Science.
Theo nghiên cứu, nếu nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 3-4 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp thì 17% số sinh vật biển - từ sinh vật phù du nhỏ bé đến những chú cá voi nặng 100 tấn - sẽ biến mất.
Ngay cả trong kịch bản “tốt nhất” là thế giới hạn chế được mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C theo mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, số lượng sinh vật biển sẽ giảm 5%.
Trong điều kiện nhiệt độ này, các loài san hô phát triển ở vùng nước nông, cung cấp môi trường sống cho khoảng 30% số sinh vật biển, được dự báo sẽ biến mất gần như hoàn toàn.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhiệt độ Trái Đất cứ tăng thêm 1 độ C thì số lượng sinh vật biển sẽ giảm thêm 5%. Đến nay, nền nhiệt toàn cầu đã tăng thêm 1 độ C và tiến tới đến năm 2100 sẽ tăng thêm khoảng 4 độ C.
Cũng theo nghiên cứu, một số khu vực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với những nơi khác. Tại các vùng nhiệt đới, số sinh vật biển sẽ giảm 40-50% do biến đổi khí hậu.
Các nhà khoa học nhấn mạnh tương lai của các hệ sinh thái biển sẽ phụ thuộc nhiều vào tình trạng biến đổi khí hậu. Các đại dương hấp thu hơn 20% khí gây hiệu ứng nhà kính do con người phát thải vào không khí. Tuy nhiên, việc tích lũy toàn bộ lượng CO2 cũng khiến nồng độ axit trong nước biển tăng cao hơn, đe dọa làm mất cân bằng hệ sinh thái biển.
Nghiên cứu trên có sự đóng góp của 35 chuyên gia đến từ hàng chục quốc gia trên thế giới.
(Theo Vietnam+)