Siêu vật liệu graphene là một loại vật liệu mới được các nhà khoa học phát minh ra, với nhiều ưu điểm như mỏng nhẹ, siêu bền và siêu cứng. Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra một cách để sản xuất với giá thành cực rẻ nhờ sự trợ giúp của… vi khuẩn.
Siêu vật liệu graphene là một loại vật liệu mới được các nhà khoa học phát minh ra, với nhiều ưu điểm như mỏng nhẹ, siêu bền và siêu cứng. Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra một cách để sản xuất với giá thành cực rẻ nhờ sự trợ giúp của… vi khuẩn.
Vi khuẩn có thể hỗ trợ tạo ra siêu vật liệu Graphene với giá rẻ |
Khi trộn với than chì bị oxy hóa, loại vi khuẩn Shewanella oneidensis loại bỏ hầu hết các nhóm oxy và để lại graphene dẫn điện phía sau. Nó rẻ hơn, nhanh hơn và thân thiện với môi trường hơn các kỹ thuật hiện có để chế tạo vật liệu.
Sử dụng quy trình này, chúng ta có thể tạo ra graphene ở quy mô cần thiết cho thế hệ tiếp theo của máy tính và các thiết bị y tế.
"Đối với các ứng dụng thực tế, bạn cần số lượng lớn", nhà sinh vật học Anne Meyer từ Đại học Rochester ở New York nói.
Thực tế, sản xuất với số lượng lớn siêu vật liệu này là một thách thức và thường dẫn đến graphene dày và kém tinh khiết hơn.
Tuy nhiên, sử dụng phương pháp mới, Meyer và các đồng nghiệp của mình đã có thể tạo ra graphene mỏng hơn, ổn định hơn và bền hơn so với graphene được sản xuất thông thường.
Do quy trình sản xuất vi khuẩn thường để lại các nhóm oxy nhất định, graphene thu được rất phù hợp để có thể liên kết với các phân tử cụ thể.
Graphene lần đầu tiên được sản xuất bằng cách sử dụng băng dính để trích xuất từ các khối than chì. Ngày nay, nó được tạo ra thông qua một số phương pháp hóa học khác nhau được áp dụng cho than chì hoặc graphene oxide, nhưng kỹ thuật mới được phát hiện này có thể là phương pháp hứa hẹn hơn cả.
Vì đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng phương pháp tiếp cận vi khuẩn, nên cần phải nghiên cứu thêm trước khi có thể mở rộng và sử dụng để xây dựng thế hệ máy tính xách tay tiếp theo.
"Vật liệu graphene được sản xuất từ vi khuẩn của chúng tôi sẽ dẫn đến sự phù hợp tốt hơn nhiều để phát triển sản phẩm", Meyer nói.
(Theo khoahoc.tv)