Là đại dương được công nhận có diện tích lớn nhất trên địa cầu, Thái Bình Dương luôn mang những bí ẩn khiến nhiều người phải dè chừng.
Là đại dương được công nhận có diện tích lớn nhất trên địa cầu, Thái Bình Dương luôn mang những bí ẩn khiến nhiều người phải dè chừng.
Việc băng qua Thái Bình Dương không hề là một đường thẳng giống như ta thấy trên bản đồ |
Đối với hành khách thường xuyên có những chuyến bay qua lại giữa châu Á và châu Mỹ, có một thắc mắc đặt ra nhưng vẫn chưa có lời giải đáp rõ ràng đó là: Tại sao hầu hết các chuyến bay đều tránh cung đường thẳng qua Thái Bình Dương?
Thậm chí là khi bay từ Mỹ qua Nhật Bản hay Hàn Quốc thì máy bay cũng thường bay vòng lên về phía Alaska chứ nhất định không đi lộ trình này.
Thực chất, nguyên nhân chủ yếu vẫn là vì tiết kiệm thời gian và nhiên liệu. Nghe qua thì có vẻ vô lý nhưng sự thật thì việc băng qua Thái Bình Dương không hề là một đường thẳng giống như ta thấy trên bản đồ.
Trái Đất vốn có hình cầu nên khoảng cách giữa 2 kinh tuyến khi về gần vĩ tuyến sẽ xa hơn khoảng cách giữa 2 kinh tuyến về phía cực. Việc chọn lộ trình bay vòng sẽ giúp giảm quãng đường hơn khá nhiều.
Một nguyên nhân khác nữa đó là các lộ trình bay phải được thiết kế để đảm bảo máy bay có thể liên lạc được trạm thu phát sóng vô tuyến ở mặt đất và sẵn sàng cho các khả năng cứu hộ nếu chẳng may gặp nguy hiểm.
Việc bay qua Thái Bình Dương là điều hết sức liều lĩnh vì sẽ chẳng có sân bay nào để máy bay có thể hạ cánh nhanh chóng trước các khả năng tai nạn, đó là còn chưa kể đến việc thời tiết trên biển thì khó ổn định hơn đất liền.
(Theo khoahoc.tv)