1.000 "bóng ma" thời tiền sử bất ngờ lộ diện trong ảnh quét laser

06:10, 17/10/2019

Công nghệ quét laser hiện đại LIDAR đã giúp các nhà khoa học xứ Scotland phát hiện hơn 1.000 di tích thời tiền sử chưa từng được biết đến trên hòn đảo Arran xinh đẹp.

Công nghệ quét laser hiện đại LIDAR đã giúp các nhà khoa học xứ Scotland phát hiện hơn 1.000 di tích thời tiền sử chưa từng được biết đến trên hòn đảo Arran xinh đẹp.
 
Một ngôi nhà tròn thời trung cổ lộ diện bên dòng suối
Một ngôi nhà tròn thời trung cổ lộ diện bên dòng suối
 
Arran, hòn đảo được mệnh danh "thiên đường địa chất" với địa hình và lịch sử địa chất phức tạp, thu hút nhiều nhà khoa học, có lẽ cũng là thiên đường của ngành khảo cổ, thông qua phát hiện mới từ cơ quan Lịch sử Môi trường Scotland (HES).
 
Những điểm tròn bên suối chính là "bóng ma" của những túp lều tiền sử
Những điểm tròn bên suối chính là "bóng ma" của những túp lều tiền sử
Để hiểu hơn về hòn đảo xứ sương mù này, họ đã quyết định nhờ đến LIDAR, công nghệ quét laser và cho ra hình ảnh 3D của bề mặt được quét. Công nghệ này từng giúp các nhà khoa học khắp thế giới có những phát hiện bất ngờ, nổi bật có thể kể đến đại đô thị Maya với hơn 60.000 cấu trúc thời tiền sử còn uy nghi dưới tán rừng Guatemala, công bố đầu năm 2018.
 
Arran là hòn đảo xinh đẹp, thưa dân của xứ Scotland, được mệnh danh là "thiên đường địa chất"
Arran là hòn đảo xinh đẹp, thưa dân của xứ Scotland, được mệnh danh là "thiên đường địa chất"
 
Lần này, LIDAR đã cho thấy trên hòn đảo khá thưa dân xưa Scotland này còn ẩn nấp khoảng 1.000 cấu trúc, bao gồm nhiều nhà cửa, làng mạc, trang trại… của người tiền sử. Tất cả đều hoàn toàn xa lạ, mới mẻ, chưa được bất kỳ hồ sơ khảo cổ nào ghi nhận.
 
Theo nhà khoa học Shona Nicol, trưởng nhóm Thông tin khoa học và phân tích địa lý thuộc HES, các dữ liệu viễn thám ngày càng tăng mà họ thu thập được có thể giúp đưa Scotland lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực này.
 
(Theo nld.vn)