Cỗ quan tài hạt nhân được thiết kế để lưu giữ rác thải hạt nhân, có thể bị rò rỉ ở Thái Bình Dương, Tổng thư ký Liên hợp quốc bày tỏ quan ngại.
Cỗ quan tài hạt nhân được thiết kế để lưu giữ rác thải hạt nhân, có thể bị rò rỉ ở Thái Bình Dương, Tổng thư ký Liên hợp quốc bày tỏ quan ngại.
|
Quan tài hạt nhân là nơi chôn kín các chất thải phóng xạ sau các vụ thử bom nguyên tử |
Mái vòm đang hư hại nặng
Theo Daily Star, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nói một vòm bê tông được xây dựng từ thế kỉ 20 để phong tỏa các chất thải từ các vụ thử bom nguyên tử.
Phát biểu với các sinh viên tại Fiji, ông Guterres gọi cấu trúc trên đảo san hô Enewetak thuộc quần đảo Marshall là một loại "quan tài hạt nhân”. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nói đây là di sản của các vụ thử hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh tại Thái Bình Dương,
Ông Guterres nói người dân sống trên các đảo ở Thái Bình Dương đang cần giúp đỡ để giải quyết những hệ quả sau hàng chục năm Mỹ và đồng minh thử hạt nhân trong khu vực.
Quần đảo Marshall được coi là “khu vực số 0”, nơi Mỹ và Pháp thử bom nguyên tử trong Chiến tranh Lạnh.
“Thái Bình Dương đang là nạn nhân của các vụ thử bom nguyên tử”, ông Guterres nói. “Hệ quả là nó ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhiều nơi nước bị nhiễm độc”.
"Quan tài" hạt nhân mà ông Guterres đề cập đến được xây dựng cuối thập niên 1970 trên đảo Runit, một phần của đảo san hô vòng Enewetak. Đất và tro phóng xạ từ các vụ thử hạt nhân được đổ vào một chiếc hố và bịt lại bằng một vòm bê tông dày 45 cm. Tuy nhiên, đây chỉ được xem như giải pháp tạm thời. Về lâu dài, chất thải hạt nhân có thể rò rỉ ra môi trường do kẽ hở ở dưới đáy.
Các vết nứt cũng được nhìn thấy ở phần vòm bê tông, dẫn đến nguy cơ đổ sập nếu bão lớn ập tới. Được biết, Mỹ đã thử hạt nhân tộng cộng khoảng 67 lần ở khu vực này.
|
Mái vòm của ngôi mộ hạt nhân nằm bên cạnh miệng hố do vụ nổ hạt nhân tạo ra trên đảo Enewetak |
Mỹ phớt lờ trách nhiệm
Trong 15 tháng qua, một nhóm nghiên cứu của Đại học Los Angeles và Đại học Columbia đã thực hiện 5 chuyến đi đến quần đảo Marshall, nơi họ ghi nhận việc san hô chết trắng, cá chết, tảo độc và các dịch bệnh lớn, bao gồm sốt xuất huyết.
Các nhà lãnh đạo Marshall thừa nhận Mỹ không hoàn toàn chịu trách nhiệm cho sự đau khổ của đất nước họ. Nhưng họ cáo buộc Mỹ đã thất bại trong việc kiểm soát thảm họa môi trường mà Washington để lại, chính quyền Mỹ nhiều lần lừa dối họ về mức độ tàn phá và hậu quả của các vụ thử hạt nhân.
Các quan chức quần đảo Marshall đã kêu gọi chính phủ Mỹ trợ giúp đỡ xây dựng lại mái vòm, nhưng các quan chức Mỹ đã từ chối. Họ nói rằng mái vòm nằm trên đất quần đảo Marshall và đó là trách nhiệm của chính phủ quốc đảo này.
Theo một đánh giá của Los Angeles Times về hàng nghìn tài liệu, các cuộc phỏng vấn với cựu quan chức Mỹ và Marshall, cho thấy chính phủ Mỹ đã giữ lại những thông tin quan trọng về nội dung của ngôi mộ hạt nhân và chương trình thử nghiệm vũ khí, khi hai nước ký kết hợp đồng về trách nhiệm pháp lý vào năm 1986.
Đơn cử, chính phủ Mỹ đã không nói với chính phủ Marshall về việc năm 1958, Washington đã chuyển 130 tấn đất nhiễm phóng xạ từ bãi thử hạt nhân ở Nevada đến quần đảo Marshall. Chính phủ Mỹ cũng che giấu thông tin họ đã tiến hành hàng chục vụ thử vũ khí sinh học, bao gồm vi khuẩn khí dung trên đảo Enewetak.
Ken Buesseler, một nhà hóa học đang lên kế hoạch lấy mẫu đất gần mái vòm để đánh giá, gần đây nói với Business Insider rằng mối lo ngại về phóng xạ có thể đã bị thổi phồng.
“Có cesium trong mọi thứ bạn ăn, plutonium cũng xuất hiện trong mọi thứ bạn ăn và uống. Bạn không thể nếm, ngửi hoặc cảm nhận nó, phóng xạ là thứ vô hình có thể gây hại cho sức khỏe của bạn và không ai muốn điều đó”, ông Buesseler nói.
|
Những tấm bê tông đang được đổ lên bề mặt mái vòm trong quá trình xử lý chất thải hạt nhân trên đảo Enewetak |
Nước biển dâng cao do tình trạng biến đổi khí hậu là mối nguy cơ lớn đối với ngôi mộ hạt nhân nói riêng và quần đảo Marshall chung.
“Hơn bất kỳ nơi nào khác, quần đảo Marshall là nạn nhân của 2 mối đe dọa lớn đối với nhân loại là vũ khí hạt nhân và biến đổi khí hậu. Mỹ hoàn toàn chịu trách nhiệm về các vụ thử hạt nhân ở đó và lượng khí thải của họ đã góp phần gây ra biến đổi khí hậu nhiều hơn so với các quốc gia khác”, Michael Gerrard, học giả về pháp lý tại trường luật của Đại học Columbia nói.
Theo Los Angeles Times, từ năm 1948-1958, Mỹ đã tiến hành 67 vụ nổ hạt nhân trên quần đảo Marshall, trong đó đảo Enewetak hứng chịu 43 vụ nổ, đảo Bikini 24 vụ nổ.
Đối với nhiều người Cộng hòa quần đảo Marshall là một bằng chứng về di sản hạt nhân của Mỹ, một biểu tượng cho sự hy sinh của người dân Marshall dành cho an ninh quốc gia Mỹ và những lời hứa suông mà họ nhận được.
(Theo danviet)