Giới chuyên gia cho rằng các công ty công nghệ cần hành động mạnh tay hơn để ngăn chặn nạn thông tin giả mạo và tốc độ cũng như phạm vi những thông tin "lây lan" trực tuyến.
Giới chuyên gia cho rằng các công ty công nghệ cần hành động mạnh tay hơn để ngăn chặn nạn thông tin giả mạo và tốc độ cũng như phạm vi những thông tin "lây lan" trực tuyến.
Biểu tượng của các nền tảng mạng xã hội trên màn hình điện thoại thông minh ở Lille, Pháp. |
Facebook và nhiều hãng truyền thông xã hội khác đã nghĩ rằng năm 2020 sẽ là năm tin giả xung quanh cuộc bầu cử Mỹ 2020 bủa vây.
Dù là thông tin từ nước ngoài hay bên trong nước Mỹ, mối đe dọa thông tin này phần nào được dự tính và có thể sẽ được kiểm soát.
Tuy nhiên, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát đã gây ra một vấn đề hoàn toàn khác: đó là những hậu quả khôn lường, có thể đe dọa tính mạng từ những phương pháp điều trị "truyền miệng," những tuyên bố nhằm định hướng sai dư luận, những bài rao bán sản phẩm chữa bệnh hay những thuyết âm mưu xung quanh dịch bệnh.
Giới chuyên gia cho rằng các công ty công nghệ cần hành động mạnh tay hơn để ngăn chặn nạn thông tin giả mạo và tốc độ cũng như phạm vi những thông tin "lây lan" trực tuyến.
Một điều không thể phủ nhận là những thông tin sai sự thực về dịch COVID-19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Tại Iran, thông tin về một cách chữa trị bằng việc uống cồn đã khiến 300 người tử vong và thêm nhiều người phải nhập viện điều trị.
Tiến sỹ Jason McKnight, tại Khoa Chăm sóc đặc biệt và sức khỏe dân số của Đại học A&M Texas, cho rằng việc chia sẻ những thông tin sai sự thực còn gây ra những nguy cơ khẩn cấp hơn cả bệnh COVID-19.
Tiến sỹ này cho biết bản thân đã nhìn thấy những bài đăng về các phương pháp chữa bệnh chưa được kiểm chứng, những cách ngăn ngừa lây nhiễm và phơi nhiễm tự nghĩ ra hoặc bao gồm những thông tin sai lệch, những hướng dẫn tích trữ thực phẩm và đồ dùng...
Ông chỉ ra hai mối nguy hiểm từ thông tin sai lệch về dịch bệnh gồm gây tâm lý hoảng loạn, sợ hãi và khiến mọi người làm những việc có hại với hy vọng có thể tự chữa hoặc phòng ngừa dịch bệnh.
Giáo sư David Rand, chuyên gia Khoa Não bộ và nhận thức tại Trường Quản lý Sloan thuộc MIT, cho rằng hầu hết người dùng vẫn chưa thực sự ý thức được việc chia sẻ thông tin trên mạng, những thông tin họ sẵn sàng chia sẻ trên mạng chưa chắc đã là những thông tin mà họ cho là đúng.
Một phần nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là các thuật toán sử dụng trên các mạng xã hội thường được phát triển để thu hút thói quen hoặc sở thích của người dùng, nhấn vào tính "được ưa thích" chứ không phải "tính chính xác" của sự việc được nhắc tới.
Để thay đổi điều này, các trang mạng như Facebook, Twitter... cần kiểm soát được những thứ mà người dùng sẽ tiếp cận trên màn hình.
Giáo sư Rand cũng cho rằng các trang mạng cần tăng cường nhắc nhở người dùng cân nhắc tính chính xác của nội dung mà họ đang chuẩn bị chia sẻ.
Giáo sư là đồng tác giả của một nghiên cứu về tình trạng thông tin sai lệch về bệnh COVID-19 trên mạng xã hội mới được công bố hồi đầu tháng này.
Nghiên cứu thực hiện với hơn 1.600 người tham gia cho thấy việc chia sẻ thông tin sai lệch trên mạng xã hội một phần đơn giản chỉ là do người dùng không nghĩ đến việc liệu thông tin này có đáng tin cậy hay không.
Trong một thử nghiệm khác, khi người dùng được nhắc nhở cân nhắc tính chính xác của những nội dung họ chuẩn bị chia sẻ, nhận thức về mức độ tin cậy của thông tin tăng lên gấp đôi trong nhóm người dùng này.
Như vậy, với việc nhắc nhở người dùng cân nhắc kỹ nội dung trước khi chia sẻ, các công try truyền thông xã hội sẽ có thể hạn chế việc lan truyền thông tin giả mạo.
Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là hầu như các thông báo hiển thị trong mục "news feeds" (tin mới) đều ưu tiên các nội dung của người dùng hoặc các quảng cáo thương mại, thay vì những thông báo nhắc nhở.
Giáo sư Rand cho rằng các công ty truyền thông xã hội lo ngại việc đưa ra các cảnh báo về tính chính xác có thể khiến người dùng "cụt hứng" vì tạo cảm giác trang mạng đang đưa đến thông tin mà người dùng không muốn xem.
Chuyên gia này hy vọng việc thường xuyên nhắc nhở sẽ giúp người dùng dần hình thành thói quen nghiêm túc suy nghĩ về những thông tin họ chuẩn bị chia sẻ.
Các tác giả nghiên cứu kết luận việc đưa những lời nhắc nhở này nên được các trang mạng ưu tiên triển khai hơn so với những biện pháp hiện hành vì biện pháp này sẽ sớm mang lại tác động tích cực để ngăn chặn thông tin giả mạo về đại dịch COVID-19.
(Theo Vietnam+)