Mỹ dẫn đầu thế giới trong cạnh tranh về trí tuệ nhân tạo

06:05, 21/05/2020

47 nền kinh tế còn lại trong danh sách này sẽ phải đối mặt với "những khó khăn khốc liệt để có thể bắt kịp với ngành công nghiệp AI của Mỹ trong giai đoạn 2020-2030."

47 nền kinh tế còn lại trong danh sách này sẽ phải đối mặt với “những khó khăn khốc liệt để có thể bắt kịp với ngành công nghiệp AI của Mỹ trong giai đoạn 2020-2030."
 
Nguồn: Financial Times
Nguồn: Financial Times
 
Báo cáo mới đây của hãng Citi, chuyên nghiên cứu về sự cạnh tranh trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) của 48 nền kinh tế, cho thấy Mỹ vẫn đang dẫn đầu và bỏ xa các đối thủ một cách đáng kể.
 
Báo cáo cho biết 47 nền kinh tế còn lại trong danh sách này sẽ phải đối mặt với “những khó khăn khốc liệt để có thể bắt kịp với ngành công nghiệp AI của Mỹ trong giai đoạn 2020-2030."
 
Có được điều này là nhờ sức mạnh của Mỹ, đặc biệt trong các phát minh về AI, sự đầu tư và nghiên cứu hàn lâm. Citi cho biết thứ hạng này không có gì đáng ngạc nhiên, với thực tế là các công ty phần mềm lớn đều đóng trụ sở tại Mỹ.
 
Thứ hạng này được tính toán bằng cách cân nhắc 5 nhân tố là nghiên cứu hàn lâm, phát minh, đầu tư, nhân công và phần cứng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
 
Tuy nhiên, báo cáo này cũng chỉ ra rằng chỉ có Trung Quốc, nước đứng thứ hai sau Mỹ trong danh sách này, có khả năng “nuôi dưỡng một hệ sinh thái mạnh mẽ độc lập cho ngành công nghiệp AI nhờ sức mạnh của họ trong cả hai lĩnh vực kinh tế và địa chính trị."
 
Cách đây 3 năm, Trung Quốc đã thông báo kế hoạch trở thành nước dẫn đầu thế giới về AI và dự kiến đến năm 2030, ngành này trong nước của Trung Quốc sẽ có giá trị tới 150 tỷ USD.
 
Mặc dù Trung Quốc nghiên cứu AI nhiều hơn và dẫn trước một số lĩnh vực quan trọng của AI như nhận diện khuôn mặt, nhưng nước này vẫn chưa thể dẫn đầu về toàn cục.
 
Với các tập đoàn công nghệ lớn như Microsoft, Google..., Mỹ vẫn giữ vững được lợi thế về sự ổn định, ít nhất trong trung hạn.
 
Một trong nhưng yếu tố để Mỹ duy trì lợi thế của mình trong lĩnh vực AI là không ngừng trao đổi học thuật và thương mại với các chuyên gia Canada, châu Âu, Israel và ngay cả với Trung Quốc.
 
(Theo TTXVN)