Sau khi thất bại trong sử dụng máy bay không người lái thụ phấn hoa thay ong, các nhà khoa học Nhật Bản đã nghĩ ra cách dùng bong bóng xà phòng thụ phấn cho cả một vườn lê mà không làm hỏng hoa.
Sau khi thất bại trong sử dụng máy bay không người lái thụ phấn hoa thay ong, các nhà khoa học Nhật Bản đã nghĩ ra cách dùng bong bóng xà phòng thụ phấn cho cả một vườn lê mà không làm hỏng hoa.
Mỗi bong bóng chứa khoảng 2.000 hạt phấn hoa. |
Nghiên cứu này được được công bố gần đây trên tạp chí iScience.
Do sự suy giảm liên tục của quần thể ong trên toàn thế giới, nông dân đang phải tìm đến các phương pháp thay thế thụ phấn cho cây ăn quả. Việc thụ phấn hoa hoa bằng tay cho cả vườn cây ăn quả sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức lao động.
Vì thế, trước đây, các nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản đã thử nghiệm sử dụng máy bay không người lái nhỏ để thụ phấn trực tiếp cho hoa tulip. Mặc dù đã có một số thành công, nhưng thật khó để giữ cho máy bay không làm hỏng những bông hoa mỏng manh khi đâm vào chúng.
Một trong những bong bóng mang phấn hoa trên một bông hoa chuông |
Gần đây, lấy cảm hứng từ việc xem con trai thổi bong bóng xà phòng, nhà khoa học Eijiro Miyako, tác giả chính của nghiên cứu mới đã tự hỏi, liệu những bong bóng có thể là một cách tốt hơn để thụ phấn cho hoa. Làm việc với nhà nghiên cứu Xi Yang, ông đã tiến hành thử nghiệm khả năng hình thành bong bóng có chứa phấn hoa với năm chất hoạt động bề mặt có bán trên thị trường. Một trong số các chất này, được gọi là lauramidopropyl betain (A-20AB), tỏ ra đặc biệt hiệu quả.
Các nhà khoa học đã tiến hành thêm dung dịch được tối ưu hóa để hỗ trợ nảy mầm, cộng với các hợp chất có lợi như canxi. Chất lỏng đó được nạp vào súng bong bóng và thổi cho cây lê trong vườn, phấn hoa đã được chuyển thành công đến những bông hoa để cuối cùng giúp cây ra quả.
Vì thời gian đó các cây chưa nở hoa, nên trong thử nghiệm tiếp theo, các nhà khoa học đã cho một máy bay không người lái tự động được điều khiển bằng GPS thổi bong bóng lên hoa huệ nhân tạo. Bay ở độ cao 2 m và di chuyển với tốc độ 2 m/giây, cách thụ phấn này có tỷ lệ cung cấp phấn hoa cho hoa thành công đến 90%.
Tuy nhiên, phương pháp này còn một số hạn chế như gió có thể thổi bong bóng đi, hoặc mưa có thể cuốn trôi chúng khỏi những bông hoa. Ngoài ra, hiệu quả của phương pháp cần phải được cải thiện, vì hầu hết bong bóng vẫn chưa nhắm trúng những bông hoa để thụ phấn.
(Theo nhandan.com.vn)