Theo Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo thành phố, ngày hội năm nay tập trung giới thiệu 5 dự án của các nhóm thanh thiếu niên được UPSHIFT bình chọn.
Theo Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo thành phố, ngày hội năm nay tập trung giới thiệu 5 dự án của các nhóm thanh thiếu niên được UPSHIFT bình chọn.
|
Nhóm UPRIVER với dự án Ứng dụng các sản phẩm tận dụng bằng vải vụn thay thế túi nylon cho học sinh cấp 2, 3 tại ngày hộ |
Sáng 28/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo thành phố - Saigon Innovation Hub (SIHUB) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) tổ chức Ngày hội sáng tạo dành cho thanh thiếu niên với chủ đề “Hành động vì khí hậu - Climate Action."
Đây là một trong những hoạt động của dự án vươn lên (UPSHIFT), thuộc Dự án sáng kiến thành phố thân thiện với trẻ em, nhằm tạo sân chơi cho các em thanh thiếu niên phát huy ý tưởng, mang lại giải pháp sáng tạo, giải quyết vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu.
Theo Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo thành phố, ngày hội năm nay tập trung giới thiệu 5 dự án của các nhóm thanh thiếu niên được UPSHIFT bình chọn.
Trong đó, nhóm TOFU TREE với dự án “Kênh truyền thông chia sẻ kiến thức cho giới trẻ về sử dụng thực phẩm xanh góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe”; nhóm UPRIVER với dự án “Ứng dụng các sản phẩm tận dụng bằng vải vụn thay thế túi ni – lông cho học sinh cấp 2, 3”; nhóm Bitbo với dự án “Cải thiện chất lượng không khí thông qua sử dụng tảo trong lọc CO2” và nhóm FRIDGE với dự án “Xây dựng cộng đồng sử dụng đủ lượng thực phẩm tránh dư thông qua ứng dụng kiểm soát hàng ngày”.
Đặc biệt, dự án “Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người thu gom rác thông qua bảo hộ lao động và bảo hiểm sức khỏe tại Bình Tân” của nhóm Tân Tạo A gồm các em học sinh trường Trung học cơ sở tân Tạo A thực hiện thu hút được nhiều người quan tâm.
Trong đó, 3 giải pháp chính của dự án là thiết kế đồ bảo hộ (đôi găng tay) phù hợp với công việc thực tế; tạo lập quỹ và hoạt động thăm khám sức khỏe của những người thu gom rác có hoàn cảnh khó khăn trong hợp tác xã; tuyên truyền tới người dân khu dân cư về phân loại rác, xử lý rác gây nguy hại tới người thu gom.
Em Nguyễn Thị Thanh Trúc (trưởng dự án) chia sẻ, thấy được những vất vả và nhiểu nguy hiểm của các cô chú công nhân nên nhóm hình thành nên đề tài.
Mục tiêu chính của dự án là tạo ra sản phẩm bảo hộ cho người lao động; tuyên truyền trong cộng đồng phân loại rác tại nhà và vận động các nguồn lực chăm lo sức khỏe cho người loa động ở các ngành nghề nguy hiểm, độc hại…
Theo ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Điều hành Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo thành phố, ngày hội dịp để các nhóm giao lưu, triển lãm, thuyết trình kết quả thử nghiệm.
Việc hỗ trợ, hướng dẫn và kết nối các bạn trẻ với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo xã hội rộng lớn hơn không chỉ giúp các em trải nghiệm mà còn hình thành những những kỹ năng cơ bản, là tiền đề để khi các em bước vào môi trường đại học có thể bắt đầu khởi nghiệp thực sự.
“UPSHIFT tạo cơ hội cho các em phát triển và tôi luyện tinh thần vượt qua khó khăn, thử thách thông qua quá trình xây dựng và triển khai dự án. Từ đây, các em có thêm cơ hội để kết nối các đối tác liên quan và cộng đồng đổi mới sáng tạo; thu hút các nhà đầu tư tiềm năng, duy trì mở rộng ý tưởng sáng tạo, chia sẻ truyền cảm hứng, khuyến khích thanh thiếu niên hình thành ý tưởng và giải pháp mang lại lợi ích cho cộng đồng”, ông Huỳnh Kim Tước chia sẻ.
Đến với UPSHIFT, các em thanh thiếu niên bắt đầu từ tiếp cận cộng đồng đến đào tạo chuyên sâu và cuối cùng là ươm tạo. Ở mỗi giai đoạn, các em đều được trang bị các kỹ năng thiết yếu và hướng dẫn hỗ trợ bởi các chuyên gia nhiều lĩnh vực liên quan.
Theo bà Marianne Oehlers, Trưởng Văn phòng hợp tác chương trình UNICEF tại Thành phố Hồ Chí Minh, việc triển khai thành công nhiều mùa UPSHIFT đã giúp nhân rộng phương pháp tiếp cận này tại thành phố và nhiều địa phương khác trên cả nước thông qua mô hình câu lạc bộ sáng tạo xã hội nhằm tiếp cận nhiều thanh thiếu niên.
“Với sự hỗ trợ từ các đối tác nhằm xây dựng kỹ năng và ươm tạo, các em đã làm việc cùng nhau để thiết kế, xây dựng, thử nghiệm và hiện thực hóa mô hình.
Các giải pháp của các em đã góp phần xây dựng thành phố phát triển toàn diện, an toàn và đáng sống, nhất là qua việc giải quyết ô nhiễm không khí, ô nhiễm chất thải nhựa và vấn đề lãng phí thực phẩm,” bà Marianne Oehlers chia sẻ.
Được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2015, cho đến nay, UPSHIFT đã thu hút sự tham gia trực tiếp của hàng ngàn bạn trẻ và tiếp cận hàng chục ngàn người trong cả nước quan tâm.
\
ác hội thảo về tư duy thiết kế, xác định vấn đề của UPSHIFT trong giai đoạn tiếp cận cộng đồng đã mang lại lợi ích cho hơn 5.000 thanh thiếu niên, trong đó có những người trẻ tuổi bị thiệt thòi, dễ bị tổn thương và khuyết tật.
(Theo Vietnam+)