Trái đất di chuyển xuyên qua đám mây bụi phóng xạ

07:09, 27/09/2020

Trong 33.000 năm gần đây, Trái đất di chuyển xuyên qua đám mây bụi phóng xạ - phần còn sót lại sau vụ nổ siêu tân tinh.

Trong 33.000 năm gần đây, Trái đất di chuyển xuyên qua đám mây bụi phóng xạ - phần còn sót lại sau vụ nổ siêu tân tinh.
 
Từ khoảng 33.000 năm trước, Trái đất và toàn bộ Hệ Mặt trời đã di chuyển xuyên qua đám mây bụi bức xạ.
Từ khoảng 33.000 năm trước, Trái đất và toàn bộ Hệ Mặt trời đã di chuyển xuyên qua đám mây bụi bức xạ.
 
Đó là kết luận rút ra từ các nghiên cứu của các nhà khoa học Australia. Theo các nhà khoa học, các đồng vị sắt hiếm, được tìm thấy trong kết tủa dưới đáy các đại dương.
 
Bụi vũ trụ từ các vụ nổ siêu tân tinh di chuyển trong không gian vũ trụ, còn Trái đất cùng toàn bộ Hệ Mặt trời đi xuyên qua đám mây bụi ấy. Theo các nhà khoa học ở ĐH Quốc gia Australia, một phần đám mây bụi đó đã xâm nhập vào bề mặt hành tinh của chúng ta.
 
Việc phát hiện bụi và phân tích nó có thể cung cấp cho chúng ta các thông tin quan trọng về lịch sử các vụ nổ sao trong lân cận Dải Ngân hà.
 
Phân tích của nhóm nghiên cứu ĐH Quốc gia Australia, do nhà vật lý hạt nhân Anton Wallner hướng dẫn, cho thấy, từ khoảng 33.000 năm trước, Trái đất và toàn bộ Hệ Mặt trời đã di chuyển xuyên qua đám mây bụi bức xạ. Một phần đám mây bụi đó đã xâm nhập vào bề mặt Trái đất.
 
“Những đám mây bụi này có thể là phần còn lại sau các vụ nổ siêu tân tinh” – ông Wallner cho biết.
 
Các dấu vết được phát hiện trong các kết tủa ở đáy các đại dương tại hai địa điểm khác nhau đã chứng tỏ điều này. Các tính toán dựa trên quang phổ khối cho thấy, các dấu vết này có tuổi khoảng 33.000 năm. Đó là đồng vị hiếm sắt - 60. Đồng vị này xuất hiện khi các ngôi sao “chết” trong vụ nổ siêu tân tinh. Sắt – 60 cũng có thể xuất hiện trong thời gian Trái đất hình thành, tuy nhiên thời gian bán rã của nó là 2,6 triệu năm.
 
Trái đất có tuổi là 4,6 tỷ năm - điều đó có nghĩa là trong quá trình Trái đất hình thành, không có đồng vị sắt – 60. Vì thế, đồng vị sắt – 60 được phát hiện trong các trầm tích dưới đại dương phải có nguồn gốc từ ngoài Trái đất. Có lẽ, sắt – 60 đã rơi xuống Trái đất từ các vụ nổ siêu tân tinh lân cận.
 
Trong các nghiên cứu trước đó, nhóm của Wallner đã phát hiện dấu vết sắt – 60 trong khoảng thời gian từ 2,5 triệu đến 6 triệu năm về trước. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, trong thời gian đó Trái đất di chuyển xuyên qua các đám mây phân tử sau vụ nổ siêu tân tinh.
 
Khi đó, trên hành tinh của chúng ta xuất hiện đồng vị sắt – 60. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng phát hiện trữ lượng sắt – 60 trẻ hơn trên Trái đất.
 
Những nghiên cứu từ năm ngoái cho thấy, tuyết ở châu Nam cực cũng chứa sắt – 60. Hơn nữa, số tuyết này phải rơi xuống đất trong vòng 20 năm gần đây. Điều này chứng tỏ, Trái đất vẫn đang di chuyển qua đám mây các hạt vật chất sau vụ nổ siêu tân tinh.
 
Trong suốt hàng nghìn năm, Hệ Mặt trời di chuyển qua đám mây khí và bụi dày đặc, gọi là Đám mây liên sao địa phương. Nguồn gốc của Đám mây là không rõ ràng. Tuy nhiên, nếu đám mây liên sao địa phương hình thành do kết quả của vụ nổ siêu tân tinh, thì nó chứa sắt – 60. Điều này giúp giải mã bí ẩn liên quan đến “những cơn mưa sắt – 60 tươi mới” trên Trái đất.
 
(Theo GDTĐ)