Hành động vĩ đại của người lập bản đồ gen SARS-CoV-2

05:10, 01/10/2020

Mới đây trên tạp chí TIME, trong danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2020, ông Zhang Yong Zhen (Trương Vĩnh Chấn, 55 tuổi, thuộc Trung tâm Lâm sàng Y tế Cộng đồng Thượng Hải, Trung Quốc) đã được vinh danh tại hạng mục "Những người tiên phong".

Mới đây trên tạp chí TIME, trong danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2020, ông Zhang Yong Zhen (Trương Vĩnh Chấn, 55 tuổi, thuộc Trung tâm Lâm sàng Y tế Cộng đồng Thượng Hải, Trung Quốc) đã được vinh danh tại hạng mục “Những người tiên phong”.
 
Dù biết rằng những người đầu tiên cảnh báo về thảm họa dịch bệnh từ trước tới nay đều chịu thiệt thòi, thậm chí là thiệt mạng, nhưng ông Zhang vẫn không hề lo sợ mà chỉ ưu tiên nghĩ đến việc phải làm gì để bảo vệ sự sống của nhân loại
Dù biết rằng những người đầu tiên cảnh báo về thảm họa dịch bệnh từ trước tới nay đều chịu thiệt thòi, thậm chí là thiệt mạng, nhưng ông Zhang vẫn không hề lo sợ mà chỉ ưu tiên nghĩ đến việc phải làm gì để bảo vệ sự sống của nhân loại
 
Ông Zhang là người đầu tiên trên thế giới đã cùng các cộng sự của mình lập được bản đồ gen về vi rút SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19. Nói riêng về ông Zhang, trong toàn văn tối hậu thư hồi tháng 5 mà Tổng thống Trump gửi Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, có đoạn: “WHO phải thừa nhận rằng việc ông Zhang đưa công trình khoa học của mình lên mạng internet là một hành động vĩ đại”. 
 
Trên website Scientific.net (trang cập nhật các xu hướng mới nhất trong xuất bản học thuật của Thụy Sĩ) hay ResearchGate (trang cơ sở dữ liệu học thuật có trụ sở tại Berlin, Đức), trước đây ông Zhang đã có khá nhiều bài báo khoa học ấn tượng. Ngoài ra, website Oxford University Press (Vương quốc Anh) cũng từng giới thiệu một đầu sách mang Bệnh Truyền nhiễm Lâm sàng được xuất bản bởi Hiệp hội Bệnh nhiễm trùng Hoa Kỳ IDSA và Hiệp hội Y học HIV (HIVMA) năm 2012. Trong đó, có một bài báo khoa học của ông Zhang và cộng sự của ông mang tựa đề “Sốt xuất huyết gây ra bởi một loại vi rút Bunyavirus mới lạ ở Trung Quốc: Cơ chế bệnh sinh và các mối liên quan của kết quả tử vong”.
 
Cơ sở dữ liệu Publons thống kê được ông Zhang đã có vô số các bài nghiên cứu hàn lâm trên các tạp chí uy tín thế giới. Có thể kể đến như Nature, Archives of Virology, Virus Research, hay Journal of General Virology (tạp chí chuyên ngành của Hiệp hội Vi sinh vật học Tổng quát Vương quốc Anh), Journal of Medical Virology (tạp chí Y học được xuất bản bởi doanh nghiệp xuất bản khoa học, kỹ thuật, y tế và học thuật quốc tế Wiley-Blackwell, Mỹ),… 
 
Đặc biệt, hồi tháng 8/2017, Cơ sở dữ liệu NCBI do Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Hoa Kỳ và Đại học Y Quốc gia Hoa Kỳ hợp tác cung cấp đã đăng tải một kết quả nghiên cứu của ông Zhang cùng cộng sự mang tên “Phát hiện về một loại Coronavirus rất khác biệt trong chuột chù nhà châu Á đến từ Trung Quốc làm sáng tỏ nguồn gốc của các Alphacoronavirus”. Trong bài đặc biệt nhấn mạnh rằng các vi rút RNA tiến hóa nhanh, có khả năng vượt qua ranh giới loài và thích nghi với các vật chủ mới. Bài viết cũng nhắc đến đại dịch SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng) xảy ra từ năm 2002 đến 2003 và sự xuất hiện tiếp theo của MERS (hội chứng hô hấp Trung Đông) vào năm 2012, cả hai đều do coronavirus gây ra, từ đó ông dự đoán rằng nhiều loài có lẽ sẽ xuất hiện trong tương lai gần. Và điều đó hiện nay đang trở thành sự thật.
 
Trong một bài báo được đăng trên tạp chí Nature vào ngày 20/1, ông Zhang Yong Zhen chỉ ra rằng vi rút Corona Vũ Hán rất giống vi rút dơi Chu Sơn. Sau đó, ông đã bị chính quyền Trung Quốc trừng phạt vì bài viết này và buộc phòng thí nghiệm của ông phải đóng cửa. Nhưng từ việc ông làm đã giúp các nhà khoa học trên toàn thế giới bắt đầu phát triển các thử nghiệm phát hiện vi rút, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa lây nhiễm và chẩn đoán, cứu sống vô số người tại Trung Quốc và nhiều quốc gia khác.
 
Dù một số bác sĩ lên tiếng dự báo về mức độ tàn phá của SARS-CoV-2 đã bị chính phủ giam giữ, thậm chí đàn áp và cơ quan y tế hàng đầu Trung Quốc là Ủy ban Y tế Quốc gia đã cấm xuất bản mọi thông tin liên quan đến dịch bệnh ở Vũ Hán (Trung Quốc), các phòng thí nghiệm được yêu cầu phải tiêu hủy hoặc chuyển tất cả các mẫu vi rút đến những cơ sở thử nghiệm được chỉ định, nhưng ông Zhang vẫn cương quyết phá bỏ mọi rào cản để cất lên tiếng nói của mình. 
 
Trước những đóng góp của ông Zhang trong công cuộc nghiên cứu về COVID-19, cộng đồng khoa học toàn cầu đã đứng trước vô số thách thức khi phải làm việc xuyên biên giới quốc gia để nâng cao hiểu biết về căn bệnh lạ lẫm này, bao gồm cả sự hợp tác giữa các nhà vi rút học Trung Quốc và phương Tây. 
 
Theo TIME đưa tin, từ bản đồ phân tích bộ gen SARS-CoV-2 ban đầu của ông Zhang, các nhà khoa học trên thế giới đã lập ra được khoảng 20.000 bản đồ gen trong vòng ba tháng. Việc giám sát bộ gen giúp các nhà khoa học theo dõi tốc độ, đặc tính của những thay đổi trong gen với sự phân chia tỉ lệ lây nhiễm để sớm bào chế được vắc xin và thuốc kháng vi rút.
 
TRÂM ANH