(LĐ online) - Sáng 16/11, tại Trường Đại học Đà Lạt, hội nghị khoa học Toán học "Lý thuyết kì dị và ứng dụng" với đông đảo các nhà Toán học Việt Nam và quốc tế tham gia đã diễn ra theo 2 hình thức vừa trực tiếp vừa thông qua online.
(LĐ online) - Sáng 16/11, tại Trường Đại học Đà Lạt, hội nghị khoa học Toán học “Lý thuyết kì dị và ứng dụng” với đông đảo các nhà Toán học Việt Nam và quốc tế tham gia đã diễn ra theo 2 hình thức vừa trực tiếp vừa thông qua online.
|
Toàn cảnh Hội nghị tại Đà Lạt |
Nhiều nhà khoa học, thầy giáo, nhà quản lý là giáo sư (GS), tiến sĩ khoa học (TSKH), phó giáo sư (PGS), tiến sĩ (TS), thạc sĩ, nghiên cứu sinh và học viên ngành Toán của nhiều trường đại học ở Việt Nam tham gia trực tiếp. Đồng thời, các nhà Toán học các nước và Việt Nam cùng tham gia trực tuyến đầu các điểm cầu. Dự hội nghị còn có lãnh đạo Trường Đại học Đà Lạt: PGS, TS Nguyễn Tất Thắng - Phó Hiệu trưởng và TS Nguyễn Văn Vinh - Chủ tịch Hội đồng Trường.
Lý thuyết kỳ dị ra đời từ những năm 70 của thế kỷ trước, bắt đầu từ những công trình nghiên cứu của các nhà Toán học là GS, TSKH, TS quốc tế như Rene Thom, Grothendick, Arnold, Saito, Frederic Phạm, Lê Dũng Tráng… Trãi qua hơn 50 năm, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của một số lĩnh vực liên quan, nhất là hình đại số, lý thuyết kỳ dị đã thu được nhiều kết quả sâu sắc và chiếm vai trò quan trọng trong nghiên cứu Toán học.
Việt Nam nói chung và Khoa Toán, Trường Đại học Đà Lạt nói riêng, đã tiếp cận khá sớm và có những đóng góp đáng kể trong lý thuyết kỳ dị. Tại Khoa Toán, người đầu tiên giới thiệu lý thuyết kỳ dị đến các học viên cao học và nghiên cứu sinh chính là cố PGS, TSKH Nguyễn Hữu Đức - Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Đà Lạt. Cùng đó là các công trình nghiên cứu chung giữa TSKH Nguyễn Hữu Đức với người thầy của ông là GS Frederic Phạm và nhóm các nhà khoa học “Đức - Cường – Minh - Vui”.
Tại lễ khai mạc, TS Trịnh Đức Tài - Trưởng Khoa Toán - Tin, Trường Đại học Đà Lạt, đơn vị đăng cai hội nghị nhấn mạnh: “Bằng tài năng và những nỗ lực không biết mệt mỏi, PGS Nguyễn Hữu Đức đã thành lập nhóm kỳ dị tại Trường Đại học Đà Lạt từ rất sớm và kết nối chặt chẽ, thường xuyên với các nhà Toán học Pháp, Nhật Bản đến giảng dạy, hội thảo khoa học và gửi du học sinh đến các nước. Sau đó, các công trình xuất sắc liên quan đến lý thuyết kỳ dị của PGS, TS Tạ Lê Lợi và PGS, TS Phạm Tiến Sơn đã ghi tên tuổi củaTrường Đại học Đà Lạt lên bản đồ lý thuyết kỳ dị của thế giới”.
|
Trực tuyến với GS nước ngoài |
Trường Đại học Đà Lạt cùng với Viện Toán học là thành viên của Chương trình hội nghị chuyên đề thường niên “Pháp - Nhật - Việt”, bắt đầu từ năm 2013, tại Nice (Pháp) và lần gần nhất là năm 2018 tại Nha Trang (Việt Nam). Hội nghị lần này tại Đà Lạt là sự tiếp nối các hội nghị trước đó tại Quảng Ninh (2017), Đà Nẵng (2018) và Quy Nhơn (2019). Hội nghị là dịp gặp gỡ, trao đổi, giao lưu các kết quả nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu “kỳ dị” trong nước và quốc tế. Thay mặt lãnh đạo nhà trường, TS. Hiệu phó Trường Đại học Đà Lạt Phạm Tất Thắng chúc mừng hội nghị và ghi nhận hội nghị không chỉ là lý thuyết mà còn là ứng dụng, có ý nghĩa góp phần quan trọng vào cuộc sống.
Nhân dịp này, Ban tổ chức cũng trao quà mừng sinh nhật 70 tuổi đối với GS, TSKH Hà Huy Vui và 60 tuổi đối với PGS, TS Tạ Lê Lợi.
MINH ĐẠO