Phát hiện mới này cho thấy ngành chế tạo công cụ bằng đá Acheulian ở Bắc Phi, gắn liền với người cổ đại Homo erectur, bắt đầu xuất hiện sớm hàng trăm nghìn năm so với giả thuyết trước đây.
Phát hiện mới này cho thấy ngành chế tạo công cụ bằng đá Acheulian ở Bắc Phi, gắn liền với người cổ đại Homo erectur, bắt đầu xuất hiện sớm hàng trăm nghìn năm so với giả thuyết trước đây.
Một nhóm khảo cổ quốc tế ngày 28/7 công bố phát hiện địa điểm chế tạo rìu đá cổ xưa nhất vào Thời kỳ đồ đá ở Bắc Phi, cách đây 1,3 triệu năm.
Phát hiện mới này cho thấy ngành chế tạo công cụ bằng đá Acheulian ở Bắc Phi, gắn liền với người cổ đại Homo erectur, bắt đầu xuất hiện sớm hàng trăm nghìn năm so với giả thuyết trước đây.
Trước phát hiện này, ngành chế tạo công cụ đá Achelian (đặt theo tên của địa điểm khảo cổ Saint Acheul ở vùng hạ lưu thung lũng Sommes của Pháp) tại Maroc được cho là bắt đầu xuất hiện cách đây 700.000 năm.
Nhóm 17 nhà khảo cổ người Maroc, Pháp và Itay đã tìm thấy địa điểm trên khi tiến hành khai quật một mỏ đá ở ngoại ô thành phố Casablanca của Maroc.
Địa điểm này nằm ở khu vực Thomas Quarry I, nơi nổi tiếng lần đầu tiên vào năm 1969, khi tại đây các nhà khảo cổ tìm thấy một nửa hàm dưới của người cổ đại trong một hang động.
Đồng giám đốc chương trình “Thời tiền sử của Casablanca,” ông Abderrahim Mohib, người Maroc gốc Pháp, cho rằng phát hiện lớn này góp phần làm phong phú thêm cuộc tranh luận về sự xuất hiện của ngành đồ đá Achelian ở châu Phi.
Theo ông, nghiên cứu tại Casablanca đã được tiến hành trong nhiều thập kỷ và đem lại “một trong những bộ sưu tập giàu có nhất về đồ đá Achelian."
Ông nhấn mạnh: “Phát hiện này rất quan trọng vì chúng ta đang nói về thời tiền sử, một giai đoạn phức tạp có rất ít dữ liệu.”
Ông Mohib cũng cho rằng khả năng của người tiền sử thiết kế hình dạng công cụ theo ý muốn như trong phát hiện mới nhất nói trên “là một tiến bộ công nghệ rất quan trọng.”
Về phần mình, nhà khảo cổ người Maroc Abdelouahed Ben Ncer cho biết với phát hiện trên, thời điểm xuất hiện ngành đồ đá Acheulian ở Maroc gần với thời điểm xuất hiện ngành này ở miền Đông và Nam châu Phi, cách đây 1,6 triệu và 1,8 triệu năm.
Trước đó, người tiền sử sử dụng các công cụ bằng đá cuội thô sơ hơn, được biết đến là Oldowan.
Chương trình “Thời tiền sử của Casablanca” là kết quả hợp tác giữa Viện Khảo cổ học Maroc (INSAP), Đại học Paul-Valery Montpellier 3 tại thành phố Montpellier (Pháp) và Bộ Ngoại giao Pháp. Các phòng thí nghiệm Pháp và Italy cũng tham gia dự án này.
(Theo TTXVN)