Theo nghiên cứu, trong số 43 người Australia từng mắc COVID-19 nhẹ 1 năm trước, tỷ lệ bệnh nhân có kháng thể chống lại được Delta - biến thể chính và lây lan nhanh hiện nay chỉ là 16,2%.
Theo nghiên cứu, trong số 43 người Australia từng mắc COVID-19 nhẹ 1 năm trước, tỷ lệ bệnh nhân có kháng thể chống lại được Delta - biến thể chính và lây lan nhanh hiện nay chỉ là 16,2%.
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Melbourne, Australia |
Những người từng mắc COVID-19 nhẹ sẽ không được kháng thể bảo vệ trong thời gian dài và vẫn dễ tổn thương trước các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Đây là kết luận của nhóm nghiên cứu trường Đại học Adelaide (Australia) và được đăng trên trang medRxiv vào ngày 18/11.
Theo nghiên cứu, trong số 43 người Australia từng mắc COVID-19 nhẹ khi dịch bệnh mới bùng phát, 90% trong số này vẫn duy trì được kháng thể trong 12 tháng sau đó.
Tuy nhiên, chỉ 51,2% có kháng thể vô hiệu hóa được virus đời đầu, và chỉ 44,2% có kháng thể có thể vô hiệu hóa được biến thể Alpha.
Trong khi đó, tỷ lệ bệnh nhân có kháng thể chống lại được biến thể Delta - biến thể chính và lây lan nhanh hiện nay - là 16,2%. Tỷ lệ này đối với biến thể Gamma và Beta lần lượt là 11,6% và 4,6%.
Như vậy, khoảng 12 tháng sau khi phục hồi, những người từng mắc COVID-19 nhẹ vẫn dễ bị tổn thương trước các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang lây lan hiện nay.
Các kết quả trên đã một lần nữa khẳng định lợi ích của các mũi tiêm tăng cường, tương tự như việc vaccine ngừa cúm hằng năm đều được điều chỉnh theo biến đổi của các chủng virus.
(Theo Vietnam+)