Các chuyên gia đã tìm thấy hóa thạch một phần mặt dưới của một con khỉ non trong một chuyến nghiên cứu thực địa và bước đầu xác định hóa thạch này thuộc về khỉ mũi hẹp nhỏ.
Hóa thạch một phần mặt dưới của một con khỉ non |
Các nhà cổ sinh vật học Trung Quốc vừa phát hiện hóa thạch của một con khỉ mũi hẹp nhỏ có niên đại từ 7-8 triệu năm tại tỉnh Vân Nam, Tây Nam nước này.
Loài này có tên khoa học là Yuanmoupithecus xiaoyuan và đã được chứng minh là loài vượn cổ xưa nhất.
Phát hiện đã được công bố trên tạp chí Journal of Human Evolution.
Có 20 loài họ vượn đang sinh sống, chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á. Hóa thạch vượn rất hiếm và chủ yếu được tìm thấy ở các hang động ở miền Nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Hơn 30 năm trước, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện được hóa thạch răng của khỉ mũi hẹp nhỏ.
Theo Viện Động vật học Côn Minh thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, sau đó các chuyên gia đã tìm thấy hóa thạch một phần mặt dưới của một con khỉ non trong một chuyến nghiên cứu thực địa và bước đầu xác định hóa thạch này thuộc về khỉ mũi hẹp nhỏ sau khi so sánh với sọ của những con vượn hiện nay.
Các nhà khoa học nêu rõ mặc dù những hóa thạch khỉ mũi hẹp vẫn tương đối hiếm gặp, nhưng các phát hiện quan trọng này đã cho phép họ khẳng định rằng loài này rất có thể là tổ tiên trực tiếp của loài vượn hiện nay.
Họ tin rằng phát hiện này đã lấp khoảng trống trong lịch sử tiến hóa của loài khỉ mũi hẹp nhỏ ở Đông Á.
(Theo Vietnam+)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin