Giáo sư Dan M.Kammen: "Cần đẩy nhanh ứng dụng công nghệ trong phát triển năng lượng xanh"

01:12, 17/12/2022
"Mục tiêu phát triển công nghệ năng lượng xanh đến mốc 2050 bị tụt lại khá xa, cho nên chúng ta cần phải có thêm nhiều phát kiến, đổi mới sáng tạo. Các chính phủ cần phải cam kết nhiều hơn trong việc có các kế hoạch về phát triển năng lượng xanh", Giáo sư Dan M.Kammen chia sẻ.
 
Giáo sư Dan M. Kammen
Giáo sư Dan M. Kammen
 
Bên lề buổi giao lưu cùng các Hội đồng Giải thưởng VinFuture sáng 17/12, Giáo sư Dan M.Kammen, Thành viên Hội đồng Giải thưởng, Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ đã có những chia sẻ nhanh với phóng viên về giải thưởng VinFuture và tương lai của việc phát triển năng lượng sạch.
 
Chúng ta phải tiến tới năng lượng sạch nhanh hơn
 
Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về giải thưởng VinFuture?
 
Giáo sư Dan M.Kammen: Giải thưởng VinFuture không chỉ là có những giải thưởng chính mà còn giải thưởng cho phụ nữ, nhà khoa học từ nước đang phát triển, ngành mới nổi nên vinh dự được tham dự hội đồng. Đó là mối quan hệ đối tác mà chúng ta cần phải tiến tới trong tương lai.
 
Phóng viên: Giải thưởng VinFuture năm nay có chủ đề “Hồi sinh và tái thiết”, vấn đề này quan trọng thế nào với toàn cầu sau đại dịch?
 
Giáo sư Dan M.Kammen: Đây là vấn đề quan trọng, thế giới sau đại dịch, chúng ta cần có quá trình kết nối để tạo ra những đổi mới sáng tạo. Những vấn đề nổi trội với thế giới sau đại dịch đưa con người gần với nhau hơn, phối hợp với nhau làm việc nhóm để quyết định những vấn đề quan trọng như: an ninh lương thực, bình đẳng về giới, năng lượng sạch và những vấn đề khác mà giải thưởng VinFuture có thể nhấn mạnh.
 
Đó là những chủ đề chúng tôi có thể làm việc với nhau để cho thấy mọi người có thể phối hợp với nhau và phải phối hợp với nhau. Do đó, chúng ta cần phải đầu tư thêm về đổi mới sáng tạo. Các công ty phải liên kết với nhau về đổi mới sáng tạo. Và đó là điều mà giải thưởng VinFuture có thể hướng tới nhiều hơn.
 
Phóng viên: Theo ông, cần phải quan tâm tới việc phát triển năng lượng mặt trời và năng lượng gió hiện nay như thế nào?
 
Giáo sư Dan M.Kammen: Năng lượng mặt trời và năng lượng gió ngày nay rẻ hơn năng lượng hóa thạch. Việc bảo quản năng lượng là con đường chúng ta phải tiến tới trong tương lai và đây là công việc toàn cầu.
 
Với Việt Nam, tôi thấy các bạn có nguồn năng lượng mặt trời và điện gió quanh năm. Việc kết hợp năng lượng mặt trời, năng lượng gió để tạo ra điện và cùng với thủy điện sẽ tạo cơ hội lớn cho Việt Nam.
 
Vấn đề lớn hiện nay với các chính phủ đó là chính phủ muốn đầu tư bao nhiêu vào nhiên liệu hóa thạch và đây là bài học cần làm ngay từ biến đổi khí hậu. Quyết định quan trọng nhất không phải vấn đề thuộc về kỹ thuật mà là vấn đề về chính trị.
 
Một số Chính phủ muốn đầu tư nhiều hơn vào năng lượng hóa thạch nhưng đó là vấn đề cần phải vượt qua, tiến tới và còn nhiều thử thách lớn cần phải nghiên cứu thêm.
 
Phóng viên: Trong quản lý và sử dụng năng lượng xanh, công nghệ có vai trò như thế nào. Cơ hội, thách thức của công nghệ với vấn đề này thế nào?
 
Giáo sư Dan M.Kammen: Chúng ta biết việc đầu tư vào công nghệ sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều phòng thí nghiệm. Chúng ta đang chậm trễ trong việc thế giới cùng triển khai công nghệ này nhanh nhất có thể.
 
Mục tiêu phát triển công nghệ năng lượng xanh đến mốc 2050 bị tụt lại khá xa, cho nên chúng ta cần phải có thêm nhiều phát kiến, đổi mới sáng tạo. Các chính phủ cần phải cam kết nhiều hơn trong việc có các kế hoạch về phát triển năng lượng xanh. Đó là cách tiến tới đổi mới nhanh hơn và mang lại nhiều lợi ích cho mọi người.
 
Giáo sư Dan M.Kammen: Đây là điều ngay cả nước Mỹ cũng phải học hỏi Việt Nam vì Việt Nam có tỷ lệ giáo sư nữ và những người phụ nữ làm việc trong phòng nghiên cứu cao hơn nước Mỹ.
 
Ngay tại phòng lab của tôi, tôi rất tự hào có nhiều phụ nữ. Nhiều người trở thành giáo sư, có người trong số họ đến từ châu Phi, Đông Nam Á. Tôi nghĩ chúng ta cần phải làm việc nhiều hơn để đa dạng hóa các tầng lớp phụ nữ trong lĩnh vực này.
 
Phóng viên: Thách thức với nhân loại trong việc phát triển năng lượng sạch?
 
Giáo sư Dan M.Kammen: Nhân loại cần phải từ bỏ năng lượng hóa thạch, cần phải tiến tới năng lượng sạch và chúng ta cần phải tiến tới điều này nhanh hơn.
 
Thu hút giới trẻ hứng thú với khoa học
 
Phóng viên: Ông muốn chuyển tải thông điệp gì tới người trẻ thông qua giải thưởng VinFuture?
 
Giáo sư Dan M.Kammen: Hãy đến và cùng tham gia với chúng tôi. Chúng tôi có nhiều dự án thú vị và chúng tôi có những khu bảo quản năng lượng, sử dụng big data, AI…
 
Cùng lúc, vấn đề không chỉ nằm ở việc sử dụng năng lượng sạch mà chúng ta còn phải có những hệ thống thực phẩm an toàn hơn, kiên cường hơn, cần phải bảo vệ môi trường đa dạng sinh thái trong nhiệt đới. Đây là vấn đề rất thú vị mà tôi rất hào hứng tham gia.
 
Tôi là một nhà vật lý nhưng trước đây tôi từng ước mơ là một phi công. Khi tôi chuyển sang lĩnh vực năng lượng, tôi thấy rất nhiều vấn đề thú vị về năng lượng liên quan đến bền vững. Vì thế, rất đơn giản là các bạn trẻ hãy đến và tham gia cùng chúng tôi.
 
Phóng viên: Chúng ta đang nói về năng lượng sạch, AI chủ yếu tìm công cụ mới giải quyết những thách thức khó khăn. Làm sao để khiến các vấn đề khoa học thu hút giới trẻ?
 
Giáo sư Dan M.Kammen: Bản thân khoa học đã là hứng thú nhưng chúng ta cần phải chứng tỏ cho mọi người thấy con đường thế nào nhanh nhất đến với đổi mới sáng tạo và những chính sách mới liên quan đến khoa học.
 
Xin cảm ơn Giáo sư Dan M.Kammen!
 
 
Giáo sư Daniel Kammen giữ vị trí Giáo sư của James & Katherine Lau về Phát triển bền vững tại Đại học California, Berkeley (Hoa Kỳ). Ông cũng là Giáo sư về Năng lượng và tài nguyên tại Khoa Chính sách công Goldman và Khoa công nghệ hạt nhân.
 
Ông từng được Ngoại trưởng Hillary Clinton bổ nhiệm làm chuyên gia năng lượng đầu tiên của sáng kiến Đối tác Môi trường và Khí hậu cho châu Mỹ (ECPA) vào tháng 4/2010, GS Daniel Kammen cũng đã được tin tưởng giao đảm nhiệm vị trí Đặc phái viên Khoa học cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry.
 
Ông cũng là chuyên gia và cố vấn ở Cơ quan Bảo vệ Môi trường, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, Cơ quan Phát triển Quốc tế (USAID) và Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ, thuộc Tiểu bang California và chính phủ liên bang Hoa Kỳ.
 
 
(Theo nhandan.com.vn)