(LĐ online) - Ngày 20/4, Ban đại diện (BĐD) Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Lâm Đồng tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình hoạt động tín dụng chính sách xã hội (TDCS) quý I năm 2023 và triển khai nhiệm vụ quý 2 năm 2023.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Hiệp đánh giá tình hình hoạt động TDCS |
Cuộc họp do ông Võ Ngọc Hiệp – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Trưởng BĐD HĐQT NHCSXH tỉnh Lâm Đồng chủ trì; cùng các thành viên BĐD HĐQT NHCSXH tỉnh và các Phòng Nghiệp vụ của Chi nhánh NHCSXH.
Báo cáo hoạt động của BĐD HĐQT NHCSXH do bà Nguyễn Thị Ngọc Thu – Phó Giám đốc Phụ trách trình bày, cho biết: BĐD HĐQT NHCSXH tỉnh Lâm Đồng đã bám sát mục tiêu, định hướng của Hội đồng quản trị NHCSXH, Tỉnh ủy, UBND tỉnh để chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn gắn với chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ nhằm giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội; củng cố, kiện toàn thành viên Ban đại diện NHCSXH các cấp, tổ chức các phiên họp định kỳ của Ban đại diện NHCSXH các cấp, triển khai thực hiện Nghị quyết/ quyết định của Hội đồng quản trị và Ban đại diện NHCSXH các cấp, kiểm tra – giám sát các địa bàn theo kế hoạch…
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban đại diện NHCSXH tổ chức tổng kết hoạt động năm 2022; tham mưu UBND tỉnh, BĐD NHCSXH cùng cấp chỉ đạo triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, hưởng ứng “Tuần lễ gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”; tham mưu Trưởng BĐD HĐQT NHCSXH các cấp giao, điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch, chỉ đạo triển khai cho vay ngay đối với nguồn vốn tăng trưởng và nguồn vốn thu hồi, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2023 và tham mưu các thành viên Ban đại diện thực hiện theo kế hoạch… Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện chương trình tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11/NQ-CP về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Thu trình bày báo cáo hoạt động TDCS |
Đến 31/3, chi nhánh hoàn thành 70,2% kế hoạch tăng trưởng huy động vốn, dư nợ tăng 3,47% so với đầu năm, tỷ lệ thu nợ đến hạn đạt 96,3%; tỷ lệ nợ quá hạn duy trì 0,06%/tổng dư nợ, trong đó có 1 phòng giao dịch và 93 xã không có nợ quá hạn. Chất lượng hoạt động tại 142 điểm giao dịch xã, chất lượng TDCS được duy trì và nâng lên; nợ quá hạn của 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác giảm cả về số tương đối và số tuyệt đối so với đầu năm, có 12 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cấp huyện, 461 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cấp xã không có nợ quá hạn; tỷ lệ tổ tiết kiệm và vay vốn xếp loạt tốt, loại khá chiếm 99,02%; đánh giá chất lượng TDCS của chi nhánh, của 11 Phòng giao dịch và Hội sở tỉnh đều xếp loạt tốt.
Nguồn vốn TDCS đã tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đầu tư sản xuất với 395 hộ nghèo, 1.286 hộ cận nghèo và 964 hộ mới thoát nghèo được vay vốn; tạo việc làm và tăng thêm việc làm cho 1.476 lao động, 412 gia đình học sinh sinh viên vay vốn trang trải chi phí học tập, 3 gia đình học sinh sinh viên vay vốn mua máy tính thiết bị học tập trực tuyến, giúp cho 4.287 hộ gia đình tại vùng nông thôn xây dựng công trình nước sạch và nhà vệ sinh hợp chuẩn, 1 hộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được vay vốn theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP...
Phát biểu tại cuộc họp, đại diện các tổ chức chính trị xã hội, nhận định: Chất lượng và số lượng TDCS tăng, là tín hiệu cho thấy nguồn vốn phục vụ cho các đối tượng chính sách tốt, nợ quá hạn giảm. Tuy nhiên, cần vận động, tuyên truyền người vay vốn gởi tiền kiết kiệm; tăng cường nguồn vốn uỷ thác tại địa phương. Nợ quá hạn do người vay đi khỏi địa phương, là đối tượng bị giam giữ và chưa tìm được giải pháp thu hồi vốn.
Lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội tham gia ý kiến |
Các đại biểu cũng đề xuất giải pháp duy trì Hội cấp huyện và cấp xã không có nợ quá hạn; tạo điều kiện cho người đi xuất khẩu lao động vay vốn, tạo công ăn việc làm và ổn định đời sống; đánh giá thêm tình hình hoạt động của các địa phương về nhu cầu vốn… Ngoài ra, trong quy định hiện nay, các chi hội trưởng chi hội nông dân ở các thôn buôn, nếu là thường vụ lại không được làm Tổ trưởng Tổ TK&VV sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Hội.
Theo ông Võ Văn Thanh – Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, hoạt động tín dụng chính sách nói riêng và hoạt động tín dụng nói riêng đang ở trong giai đoạn khó khăn, do cầu tín dụng không tăng và cung tín dụng cũng không nhiều, nên biên độ giảm lãi suất không nhiều, dù Ngân hàng Nhà nước đang muốn giảm sâu để hỗ trợ doanh nghiệp, vì vậy, ngành ngân hàng có những khó khăn nhất định.
Tuy nhiên, kết quả hoạt động quý I của NHCSXH tỉnh khá tốt, tốc độ tăng trưởng gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng toàn địa bàn. Nguồn vốn uỷ thác từ ngân sách tỉnh và huyện chuyển sang NHCSXH rất tốt, đạt 90 tỷ đồng trong quý I, góp phần bổ sung nguồn vốn cho NHCSXH và đối ứng với nguồn vốn Trung ương. NHCSXH nên kết hợp với các ban ngành tìm hiểu cho vay các đối tượng có nhu cầu vay nhà ở xã hội, cho vay thanh niên khởi nghiệp…
Lãnh đạo các sở ngành là thành viên BĐD HĐQT tham gia ý kiến |
Ông Nguyễn Trung Kiên – Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh Lâm Đồng, thông tin thêm về kiến nghị của các hội: NHCSXH tỉnh Lâm Đồng đứng thứ 17 về chất lượng tín dụng của cả nước và được Tổng Giám đốc tặng Giấy khen. Sơ kết Chỉ thị 40 từ năm 2019, NHCSXH đã đề xuất bổ sung thêm thành viên từ cấp trung ương là Văn phòng Trung ương Đảng (Văn phòng Tỉnh ủy) và Mặt trận Tổ quốc vào BĐD HĐQT các cấp và Lâm Đồng cũng đã có kiến nghị này…
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Võ Ngọc Hiệp đánh giá cao hoạt động của NHCSXH trong quý I/2023, đặc biệt là Tuần lễ gởi tiết kiệm chung tay vì người nghèo đã huy động được trên 132 tỷ đồng, bổ sung kịp thời nguồn vốn cho vay ngay từ đầu năm. Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu một số nội dung triển khai từ quý II trong báo cáo của BĐD.
Ông Hiệp đề xuất mời Chủ tịch Ủy ban MTTQ tham gia vào BĐD để tăng cường công tác vận động tuyên truyền tín dụng chính sách; ký kết các chương trình phối hợp giữa Ủy ban MTTQ với NHCSXH và các tổ chức chính trị xã hội; rà soát nợ quá hạn, xem xét, xác minh các trường hợp nợ không xử lý được để xoá nợ…; cùng với việc tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao… Kịp thời biểu dương khen thưởng các cá nhân, tổ chức có hoạt động TDCS xuất sắc…
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin