Toàn huyện Đức Trọng hiện có 9.023 cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng và giá trị sản xuất của ngành thương mại, dịch vụ bình quân từ năm 2021 đến nay đạt 10,6%. Trên địa bàn huyện có 78 cơ sở lưu trí du lịch, với tổng số 1.261 phòng; trong đó, có 23 khách sạn, 40 nhà nghỉ, 7 nhà ở có phòng cho thuê, với sức chứa bình quân khoảng 1.700 - 2.500 khách/ngày đêm, cơ bản đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch, đặc biệt là vào các dịp lễ, tết và mùa du lịch.
Thời gian qua, huyện Đức Trọng đã quan tâm tạo điều kiện để phát triển thương hiệu các loại sản phẩm đặc trưng của địa phương gắn với việc sử dụng có hiệu quả thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Đến nay, có 13 nhãn hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” được cấp giấy chứng nhận; phát triển 9 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3 - 4 sao; thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ đối với 2 trong tổng số 9 chợ.
Đồng thời, huyện cũng phát triển, đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch như: Du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch canh nông. Phối hợp với các đơn vị khảo sát các tour du lịch chuyên đề, du lịch văn hóa cộng đồng tìm hiểu văn hóa dân tộc bản địa xã Tà Hine và làng Gà Đarahoa, xã Hiệp An. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 8 dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, 3 mô hình “Điểm du lịch canh nông” được công nhận và điểm du lịch “Đi bộ dã ngoại tuyến Tà Năng - Phan Dũng”.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin