(LĐ online) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa công bố kết quả đánh giá, xếp hạng Chuyển đổi số của các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố tỉnh Lâm Đồng năm 2022.
Trung tâm điều hành thông minh IOC huyện Đạ Tẻh |
Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các sở, ban, ngành cấp tỉnh bao gồm 2 nhóm với 6 chỉ số đánh giá chính. Trong đó, 6 chỉ số đánh giá chính được phân thành nhóm chỉ số chung và nhóm chỉ số về hoạt động. Nhóm chỉ số nền tảng chung gồm 5 chỉ số chính: Nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng. Nhóm chỉ số về hoạt động gồm 2 chỉ số là hoạt động chính quyền số, hoạt động xã hội số. Thang điểm đánh giá đối với bộ chỉ số chuyển đổi số cấp sở, ban, ngành cấp tỉnh là 1.000 điểm.
Tên cơ sở đó, 5 đơn vị cấp sở, ban, ngành xếp đầu cấp sở về Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số (DTI) năm 2022 là: Bảo hiểm Xã hội tỉnh (848,47 điểm), Sở Tài chính (797,45 điểm), sở Giáo dục và Đào tạo (782,50 điểm), Sở Thông tin và Truyền thông (775,58 điểm), Sở Y tế (764,58 điểm). 3 đơn vị có số điểm thấp nhất là Sở Kế hoạch và Đầu tư (379,54 điểm), Sở Tài nguyên và Môi trường (490,82 điểm), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (340,86 điểm).
Xếp hạng chỉ số các sở, ngành không có thủ tục hành chính: Đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng đứng vị trí số 1.
Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các cấp huyện bao gồm 2 nhóm với 8 chỉ số đánh giá chính. Nhóm chỉ số nền tảng chung gồm 5 chỉ số chính là nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng; nhóm chỉ số về hoạt động gồm 3 chỉ số là hoạt động chính quyền số, hoạt động kinh tế số, hoạt động xã hội số.
Trên cơ sở đó, có 5 đơn vị cấp huyện xếp đầu chỉ số DTI năm 2022 là: Huyện Đạ Tẻh xếp thứ nhất với 698,91 điểm, tiếp đó theo thứ tự là TP Đà Lạt (692,94 điểm), huyện Đạ Hoai (664,41 điểm), huyện Di Linh (637,36 điểm), huyện Đức Trọng (598,58 điểm). 3 huyện, thành phố có số điểm thấp nhất là Đam Rông, TP Bảo Lộc và Lạc Dương.
Kết quả đánh giá, xếp hạng là cơ sở để các ngành, đơn vị, địa phương theo dõi lộ trình thực hiện chuyển đổi số hằng năm của đơn vị, phản ánh một rõ nét, chính xác hơn về tình hình ứng dụng và phát triển CNTT, chuyển đổi số, từ đó các cơ quan, đơn vị xây dựng phương án, kế hoạch phù hợp thúc đẩy hoạt động CNTT nói chung và chuyển đổi số nói riêng phù hợp với đặc thù ngành, lĩnh vực.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin