Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên, có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân. Trong những năm gần đây, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo tỉnh thăm dây chuyền sản xuất hoa của Công ty TNHH Dalat Hasfarm |
• CHÍNH SÁCH, CƠ CHẾ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC
Trong những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh như Chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai; Chính sách hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ… để thúc đẩy xây dựng kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng, tính đến hết năm 2022, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là 10.275 doanh nghiệp, tăng 1,9% so với năm 2021. Trong đó, doanh nghiệp tư nhân chiếm 99,5%, với vốn đăng ký đạt 134.635 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2021. Đến giữa năm 2023, toàn tỉnh đang có 13.193 doanh nghiệp còn pháp nhân hoạt động với tổng vốn đăng ký là 158.316 tỷ đồng, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp...
Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, theo phân tích của các nhà kinh tế là bởi, tỉnh Lâm Đồng có những tiềm năng, lợi thế riêng của địa phương để cho kinh tế tư nhân có điều kiện phát triển, trong đó phải kể đến các yếu tố như sự phong phú, đa dạng về nguồn tài nguyên thiên nhiên; có nền nông nghiệp phát triển mạnh, rộng khắp; đất đai, khoáng sản, khí hậu, nguồn nước dồi dào,...
Công nhân làm việc tại Nhà máy Se tơ ở huyện vùng xa Đam Rông |
• SỰ NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA DOANH NGHIỆP
Theo đánh giá của Tỉnh ủy Lâm Đồng sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hầu hết có sự năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng lợi thế của địa phương để phát triển.
Công ty Cổ phần Viên Sơn là một trong những doanh nghiệp điển hình tiên tiến trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản và xuất khẩu rau, củ, quả của khu vực Tây Nguyên và tỉnh Lâm Đồng không chỉ trong nước và đi cả nước ngoài.
Những năm qua, Công ty đã tận dụng điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng, áp dụng khoa học kỹ thuật để chế biến ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Năm 2022, doanh thu của công ty đạt 1.000 tỷ đồng, xuất khẩu sang 10 quốc gia và vùng lãnh thổ, góp phần lớn vào việc thúc đẩy kinh tế của địa phương.
Ngoài ra, Công ty TNHH Vĩnh Tiến cũng là một doanh nghiệp điển hình, có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm trà, rượu, nước giải khát từ các loại cây, quả của Đà Lạt và các loại cây cỏ dược liệu, cây ăn trái là đặc sản của các huyện khác trong tỉnh. Công ty đã kiên trì xây dựng thương hiệu sản phẩm trà, rượu, nước giải khát các loại mang đậm hương vị và đặc trưng của Đà Lạt - Lâm Đồng. Năm 2022, doanh thu của công ty đạt 500 tỷ đồng, chiếm 30% thị phần trà tại tỉnh Lâm Đồng.
Và còn rất nhiều các doanh nghiệp khác cũng đóng góp lớn vào sự phát triển của tỉnh thời gian qua. Các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh nhìn chung đều phát triển lành mạnh và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và đóng vai trò đầu tàu trong nền kinh tế của tỉnh. Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, giá trị tăng thêm theo giá hiện hành của kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng trong GRDP của tỉnh đạt khoảng 13 - 14%.
Trong thời gian tới, theo dự báo, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, có vị trí quan trọng và lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, quy mô. Vì vậy, tỉnh Lâm Đồng cũng đặt mục tiêu tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, tồn tại, hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, đất đai, khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin