(LĐ online) - Chiều ngày 27/9, Dự án Cà phê nông lâm kết hợp và nâng cao chất lượng rừng cho RDD+ (Cafe-REDD) tổ chức hội nghị tổng kết 6 năm triển khai hoạt động.
Quang cảnh hội nghị |
Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng; lãnh đạo UBND huyện Lạc Dương; các Sở Kế hoạch Đầu tư; Tài nguyên - Môi trường; Hội Nông dân; Hiệp hội Doanh nghiệp Lâm Đồng.
Sản phẩm cà phê không gây mất rừng trưng bày tại hội nghị |
Các tổ chức quốc tế tham dự hội nghị gồm: Bà Ruth Irlen, đại diện nhà tài trợ Tổ chức Sáng kiến khí hâu quốc tế; bà Roxanne Abdulali, Giám đốc Chương trình Nông nghiệp - Thực phẩm, Tổ chức SNV Việt Nam; ông Phạm Thành Nam, Quản lý Dự án REDD+.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng phát biểu khai mạc hội nghị |
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Trần Anh Tuấn - Chánh Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng cho biết, tỉnh Lâm Đồng qua 6 năm triển khai Dự ăn Café-REDD, đã mở ra những điều kiện hỗ trợ tích cực, phù hợp với cơ chế, chính sách liên quan của tỉnh Lâm Đồng như: Canh tác nông lâm nghiệp bền vững; tao ra những giá trị hàng hóa có nguồn gốc kiểm soát không phương hại đến rừng; kết nối liên kết công tư để sản xuất chủ động hỗ trợ về tài chính thị trường, kiểm soát sản phẩm, nâng cao năng lực, ý thức và kỹ năng số các bên tham gia. “Thành công của Chương trình Dự án mở ra những cơ hội phát triển cơ chế REDD+ trong bối cảnh tỉnh Lâm Đồng cùng các tỉnh Tây Nguyên thực hiện giảm phát thải khí nhà kính để ứng phó với biến đổi khí hậu”, ông Trần Anh Tuấn nhấn mạnh.
Sản xuất cà phê bền vững trong vùng Dự án Café- REDD |
Cụ thể hơn, Dự án Café-REDD đã giúp xây dựng cơ sở dữ liệu vùng trồng và số hóa bản đồ cây trồng tại huyện Lạc Dương với tổng diện tích 2.751 ha cho 4.636 hộ nông dân. Bên cạnh đó, hơn 3.355 hộ nông dân đã được hỗ trợ với hơn 111.574 cây mắc ca, 71.059 cây hồng, và 498.005 cây giống cà phê, giúp cải tạo tổng cộng 2.853 ha đất nông nghiệp; hỗ trợ các thiết bị đầu vào, máy móc sản xuất và các lớp tập huấn cho nông dân và các doanh nghiệp với tổng vốn ngân sách gần 12 tỷ đồng.
Ngoài ra, Dự án cũng hỗ trợ xây dựng các chuỗi giá trị, ký 11 biên bản ghi nhớ với các doanh nghiệp về sản xuất cà phê bền vững gắn với sinh kế cộng đồng. Đặc biệt, hệ thống giám sát và truy xuất nguồn gốc đã được thử nghiệm thành công tại 15 công ty, cung cấp 370.000 tem truy xuất điện tử, góp phần đảm bảo tính minh bạch chuỗi cung ứng nông sản, nâng cao giá trị các thương hiệu và sản phẩm cho các doanh nghiệp…
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin