Theo UBND huyện Đam Rông, hiện nay, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao toàn huyện có khoảng 1.099 ha với các loại cây trồng chính gồm: Rau, hoa thương phẩm (65 ha), cây ăn quả và cây công nghiệp khác (1.020 ha) và nuôi cá tầm (14,3 ha).
Trong đó có 31,4 ha sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong nhà kính (chủ yếu trồng rau, hoa khu vực xã Phi Liêng, Đạ K’nàng); 15 ha sản xuất hữu cơ và 223,7 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đã được nhà nước hỗ trợ kinh phí cấp chứng nhận.
Toàn huyện có 15 chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản như kén tằm, rau, củ, quả, mắc ca, sầu riêng, dứa mật, trái vải, lúa gạo, cá tầm với trên 1.100 hộ tham gia, sản lượng nông sản qua chuỗi trên 11.500 tấn. Một số chuỗi liên kết hoạt động hiệu quả và đang tiếp tục mở rộng liên kết với nông hộ, như: Chuỗi liên kết sản xuất dâu tằm Duy Phương, xã Đạ Rsal; chuỗi liên kết sản xuất rau, hoa công nghệ cao Đạ K’nàng và chuỗi sản xuất rau thương phẩm xã Phi Liêng.
Đến nay, toàn huyện có 18 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao gồm các mắc ca, tinh dầu mắc ca, trà dây, trà trầm, cá tầm, măng khô, sầu riêng, dứa mật, dệt thổ cẩm, vải u hồng, bánh tráng, cà phê. Tất cả 18/18 sản phẩm này được đưa lên các sàn thương mại điện tử tại địa chỉ: https://buudien.vn; https://nongsandalatlamdong.vn. Hiện nay, một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện đang được xây dựng nhãn hiệu tập thể như: Sầu riêng Đam Rông, dứa mật Rô Men và bánh tráng làng Tày.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin