Năm 2024, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phối hợp chặt chẽ với Ủy ban MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội (TCCT-XH) các cấp trong triển khai hoạt động ủy thác cho vay các chương trình tín dụng chính sách (TDCS), giải ngân nhanh chóng, kịp thời đến đúng đối tượng thụ hưởng, qua đó đã hoàn thành tốt kế hoạch và nhiệm vụ chính trị được giao…
Năm 2025, NHCSXH và các TCCT-XH nhận uỷ thác cho vay quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu định hướng trong hoạt động TDCS |
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Thu - Giám đốc NHCSXH Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, ngay từ những tháng đầu năm 2024, NHCSXH cùng các TCCT-XH nhận ủy thác phối hợp triển khai cho vay kịp thời, đúng mùa vụ đã tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn đầu tư sản xuất, với doanh số cho vay trên 1.666,7 tỷ đồng, mức cho vay bình quân sản xuất 72 triệu đồng/hộ (cho vay hộ nghèo 72 triệu đồng, hộ cận nghèo 71 triệu đồng, hộ mới thoát nghèo 74 triệu đồng).
Dư nợ cho vay ủy thác đến 31/12/2024 là trên 6.138,6 tỷ đồng/2.463 Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV)/101.015 khách hàng, tăng 543,4 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm tỷ lệ 99,83% trên tổng dư nợ của chi nhánh. Trong đó, dư nợ của từng TCCT-XH, là: Hội Nông dân gần 1.899 tỷ đồng, chiếm 30,7% tổng nguồn vốn nhận ủy thác; Hội Liên hiệp Phụ nữ gần 2.218 tỷ đồng, chiếm 36,1% tổng nguồn vốn nhận ủy thác; Hội Cựu chiến binh hơn 1.018 tỷ đồng, chiếm 16,6% tổng nguồn vốn nhận ủy thác; Đoàn Thanh niên gần 1.004 tỷ đồng, chiếm 16,4% tổng nguồn vốn nhận ủy thác. Tỷ lệ thu nợ đạt 93,8%. Ngân hàng cũng phối hợp với UBND cấp xã, các TCCT-XH nhận ủy thác, các cơ quan chuyên ngành lập hồ sơ xử lý nợ rủi ro kịp thời khi có phát sinh.
Trong năm 2024, NHCSXH đã hoàn thành 104,9% kế hoạch huy động vốn qua tổ chức, cá nhân; nhận tiền gửi của tổ viên Tổ TK&VV, với dư tiền gửi đến 31/12/2024 là trên 388,6 tỷ đồng, chiếm 6,32% trên tổng dư nợ (Hội Nông dân 6,23%, Hội Phụ nữ 6,64%, Hội Cựu chiến binh 5,97%, Đoàn Thanh niên 6,03%), hoàn thành 99,91% kế hoạch; với số tổ viên Tổ TK&VV tham gia gửi tiền gửi qua Tổ TK&VV đạt tỷ lệ 99,04%; chất lượng tín dụng tiếp tục được duy trì ổn định, nợ quá hạn 0,06%; tăng trưởng dư nợ có 1 phòng giao dịch cấp huyện, 12 TCCT-XH cấp huyện và 434 TCCT-XH cấp xã và 75 xã không có nợ quá hạn, chiếm 54,7% số xã. Kết quả đánh giá chất lượng giao dịch xã, chất lượng TDCS của chi nhánh, của các phòng giao dịch đều xếp loại tốt, tỷ lệ Tổ TK&VV xếp loại tốt chiếm 96,91%...
Các tổ chức, cá nhân trên địa bàn TP Bảo Lộc chung tay gửi tiền tiết kiệm vì người nghèo năm 2024. Ảnh: Khánh Phúc |
NHCSXH cũng phối hợp với các TCCT-XH nhận ủy thác triển khai thực hiện ứng dụng quản lý TDCS. Trong đó, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức Lễ phát động Chương trình “Phụ nữ Lâm Đồng - Tích cực tham gia chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trên ứng dụng Ngân hàng điện tử VBSP SmartBanking” trên địa bàn toàn tỉnh. Đến 31/12/2024, có 53.497 khách hàng mở dịch vụ, chiếm 52,88% số khách hàng vay vốn, trong đó có 43,4% số khách hàng vay vốn sử dụng dịch vụ và 25%/tổng số khách hàng đã kích hoạt ứng dụng cài đặt sinh trắc học…
Trong năm 2024, đã có 17 điểm giao dịch xã được thẩm định và công nhận điểm giao dịch xã kiểu mẫu, nâng tổng số 60 điểm giao dịch xã kiểu mẫu trong toàn tỉnh, chiếm 42,3% tổng số điểm giao dịch xã. Tại các điểm giao dịch xã, tỷ lệ giải ngân chiếm 99,71%, tăng 0,25% so với năm 2023, tỷ lệ thu nợ chiếm 98,86%, tăng 1,96% so với năm 2023, tỷ lệ thu lãi chiếm 99,81% (tăng 0,06% so với năm 2023). Kết quả đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động giao dịch xã năm 2024 chi nhánh đạt 99,15 điểm (tăng 0,93 điểm so với năm 2023), chi nhánh xếp loại tốt, Hội sở tỉnh và 11 phòng giao dịch xếp loại tốt.
Trong năm 2024, NHCSXH và các TCCT-XH cấp tỉnh đã lập và thực hiện chương trình kiểm tra giám sát 48 lượt huyện, 637 lượt xã, 4.250 lượt tổ TK&VV và 119.077 hộ vay. Kết quả xếp loại Tổ TK&VV: 2.387 tổ loại tốt, chiếm 96,91%, giảm 15 tổ so với năm 2023; 69 tổ loại khá, chiếm 2,8%, tăng 23 tổ so với năm 2023; 7 tổ loại trung bình, chiếm 0,28%, tăng 1 tổ so với năm 2023; không có tổ xếp loại yếu. Trong đó có 2.327 tổ không có nợ quá hạn, tăng 8 tổ so với năm 2023, chiếm 94,5% số Tổ TK&VV.
Chi nhánh đã kiểm tra toàn diện 6 phòng giao dịch; kiểm tra chấn chỉnh sửa sai sau kiểm tra tại 2 phòng giao dịch; kiểm tra chuyên đề 12 lượt phòng giao dịch; kiểm tra trực tiếp 84 điểm giao dịch xã (cấp tỉnh kiểm tra 35 điểm giao dịch, cấp huyện 149 điểm giao dịch), giám sát hoạt động giao dịch xã qua Camera IP tại 672 điểm giao dịch xã (cấp tỉnh kiểm tra 110 điểm giao dịch xã, cấp huyện 562 điểm giao dịch xã), kiểm tra 11/11 phòng giao dịch và Hội sở tỉnh về công tác nhận vốn ủy thác tại địa phương.
Sau các đợt kiểm tra, Ngân hàng và các tổ chức Hội có sự trao đổi, đánh giá những mặt được và chưa được của công tác ủy thác để từng đơn vị có văn bản nhắc nhở, chấn chỉnh các đơn vị thuộc hệ thống mình thực hiện theo đúng quy định… Kết quả xếp loại 558 TCCT-XH cấp xã, gồm: loại tốt 477, tăng 306 so với đầu năm, chiếm 85,5%; loại khá 81, giảm 212 so với đầu năm, chiếm 14,5%; không có TCCT-XH cấp xã xếp loại trung bình, yếu…
Ông Phạm Triều - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng, nhận xét: Với phương châm “Giúp người nghèo giảm nghèo bền vững”, cho “cần câu” hơn cho “con cá”, hoạt động ủy thác nguồn vốn từ địa phương là điểm nổi bật trong việc thực hiện chủ trương tập trung huy động nguồn lực để phát triển TDCS, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đặc biệt, hoạt động gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, phát huy truyền thống tương thân, tương ái, của các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh… tạo nguồn lực tài chính, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác…
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin