Nhắc đến vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Lâm Đồng, người ta liên tưởng ngay đến thành phố Bảo Lộc trong vai trò nền tảng và động lực phát triển KT - XH của cả vùng, với thế mạnh là các ngành nghề chế biến chè, cà phê truyền thống và một số ngành công nghiệp muơi nhọn đang dần định hình...
Nhắc đến vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Lâm Đồng, người ta liên tưởng ngay đến thành phố Bảo Lộc trong vai trò nền tảng và động lực phát triển KT - XH của cả vùng, với thế mạnh là các ngành nghề chế biến chè, cà phê truyền thống và một số ngành công nghiệp muơi nhọn đang dần định hình...
Từ thập niên 50, Bảo Lộc đã nổi tiếng về những đồn điền trà và công nghệ chế biến trà ướp hương của nhiều sở trà danh tiếng như Lê Minh Sanh, Bissener, Soven, Tứ Quý... Nghề chế biến trà phát triển rộng khắp trong dân và hình thành các làng nghề với các cơ sở cuơng nổi danh không kém vào thời đó như Đỗ Hữu, Quốc Thái... Thương hiệu Trà B’Lao suốt mấy chục năm nổi tiếng trên thị trường trà trong Nam và ngoài Bắc.
Bảo Lộc nổi tiếng với những đồn điền trà |
Từ sau ngày giải phóng, vốn đã sẵn danh tiếng Trà B’Lao, Bảo Lộc phát triển mạnh nghề chế biến trà ướp hương truyền thống. Và đây được xem là nền tảng hình thành nền công nghiệp chế biến tại Bảo Lộc. Đồng chí Lê Hoàng Phụng - Bí thư Thành ủy Bảo Lộc cho biết: “Sau năm 1975, nền công nghiệp chế biến của Bảo Lộc tiếp tục phát triển, đến năm 1994, khi chia tách thành 2 đơn vị hành chính là thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm thì quy mô phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ của Bảo Lộc đã chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu và giá trị sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ của tỉnh Lâm Đồng. Chính vì vậy, Bảo Lộc tiếp tục được tỉnh quan tâm, chỉ đạo bằng việc triển khai thực hiện Nghị quyết 19, sau này là Nghị quyết 02 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đột phá, tăng tốc, phát triển kinh tế - xã hội của Bảo Lộc, đã khẳng định vai trò, vị trí của Bảo Lộc và tiếp tục chỉ đạo xây dựng Bảo Lộc thành trung tâm công nghiệp của tỉnh Lâm Đồng, trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ khu vực phía Nam”.
Có thể nói Nghị quyết 02 của BTV Tỉnh ủy là một động lực tích cực để Bảo Lộc vươn mình. Với định hướng phát triển mạnh nền công nghiệp chế biến, kinh tế Bảo Lộc các năm qua luôn tăng trưởng ở mức cao và đạt bình quân 17,9%/năm và đang có xu hướng ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng theo định hướng: tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp. Nền công nghiệp của Bảo Lộc hàng năm đóng góp hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh. Giá trị xuất khẩu của Bảo Lộc cũng chiếm 70% giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh với các sản phẩm thế mạnh của nền công nghiệp chế biến như cà phê, chè, dệt may... Ngoài ra, các lĩnh vực về văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế với nhiều thành tích nổi bật càng giúp Bảo Lộc thể hiện vai trò trung tâm. Ông Trần Việt - Phó trưởng Phòng Kinh tế Bảo Lộc cho biết: “Bảo Lộc hiện đang triển khai một số dự án khai thác, chế biến khoáng sản, dự báo sẽ góp phần thêm cho việc phát triển công nghiệp chế biến của thành phố. Định hướng của địa phương trong những năm tới là đi dần vào qũi đạo phát triển công nghiệp, nhưng vẫn phai đảm bảo vấn đề môi trường, khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản. Bên cạnh một số ngành công nghiệp hiện có, thành phố đang thu hút một số ngành công nghiệp mới, đặc biệt là các dự án sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, góp phần tạo sự ổn định phát triển công nghiệp”.
Sự phát triển công nghiệp của Bảo Lộc thu hút khá nhiều nguồn nguyên liệu của các vùng phụ cận, nhất là công nghiệp chế biến chè, cà phê, tơ tằm, dệt may. Ngoài ra, Bảo Lộc cũng đang hình thành ngành công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng bằng công nghệ mới, mà tiềm năng này của các vùng lân cận được dự báo là khá lớn. Đặc biệt, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động phi nông nghiệp, Bảo Lộc đang thu hút một nguồn lao động khá lớn của các huyện phía Nam, qua đó giúp các địa phương này giải quyết đáng kể nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn. Bên cạnh đó, thương mại, dịch vụ của Bảo Lộc đã và đang có tác động chi phối vùng phụ cận theo hướng tích cực, đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa cho toàn vùng.
“Trong thời gian tới, công nghiệp chế biến vẫn là trọng điểm để đầu tư và phát triển theo định hướng chung là nâng cao chất lượng và tạo cơ cấu giá trị ngày càng cao, có sức cạnh tranh đối với các thị trường trong nước, trong khu vực và từng bước vươn ra phạm vi rộng hơn. Trong lĩnh vực chế biến, thành phố sẽ quan tâm đến khai thác và chế biến vật liệu xây dựng với công nghệ cao vì đó là một trong những bước đột phá tăng trưởng. Thành phố cũng sẽ tiếp tục thu hút đầu tư đối với các lĩnh vực công nghệ phụ trợ để giảm bớt sự lệ thuộc về nguyên liệu phục vụ sản xuất. Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ sẽ quan tâm đến lĩnh vực kiểm định, kiểm hóa, bưu chính viễn thông, thanh toán để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đầu tư phát triển, nâng cao giá trị hàng hóa” - Bí thư Thành ủy Lê Hoàng Phụng cho biết thêm.
Nhờ quán triệt và thực hiện hiệu quả tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 02, Bảo Lộc đã từng bước khẳng định vai trò trung tâm đối với khu vực phía Nam, thúc đẩy các địa phương lân cận như Bảo Lâm, Đạ Huoai, Di Linh phát triển. Cùng với việc triển khai các dự án về giao thông, xây dựng Trung tâm Kiểm định chất lượng hàng hóa, xây dựng và phát triển nhằm chứng nhận thương hiệu Chè B’Lao, Bảo Lộc đang hình thành rõ nét hơn nền công nghiệp chế biến… Đó sẽ là nền tảng, là động lực để kinh tế Bảo Lộc nói riêng và khu vực Nam Lâm Đồng nói chung ngày càng phát triển vương chắc.