Sáng ngày 18/9/2010, Đại hội xã viên chính thức thành lập HTX cà phê Lâm Viên (Di Linh) đã được tổ chức. Đến dự có đại diện Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, các đơn vị tài trợ nước ngoài, gồm: Các nhà rang xay cà phê quốc tế ICP (International Coffee Partner), Bộ Nông nghiệp - Thiên nhiên và Chất lượng Hà Lan, Tổ chức Rabo Bank...
Sáng ngày 18/9/2010, Đại hội xã viên chính thức thành lập HTX cà phê Lâm Viên (Di Linh) đã được tổ chức. Đến dự có đại diện Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, các đơn vị tài trợ nước ngoài, gồm: Các nhà rang xay cà phê quốc tế ICP (International Coffee Partner), Bộ Nông nghiệp - Thiên nhiên và Chất lượng Hà Lan, Tổ chức Rabo Bank (Hà Lan), Tổ chức phi lợi nhuận Douwe Erberts Foundation (DEF), Công ty tư vấn EDE Consulting tại Việt Nam…; các doanh nghiệp cà phê trong nước; lãnh đạo Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn các tỉnh: Lâm Đồng, Đắc Lắc và Gia Lai; lãnh đạo huyêïn và các xã, thị trấn cùng 232 xã viên HTX. Đại hội đã thông qua điều lệ, phương hướng sản xuất – kinh doanh và ra mắt Ban Quản trị, Ban Kiểm soát HTX (đã bầu từ đại hội ở cơ sở).
Được sự đồng ý của UBND tỉnh Lâm Đồng (tại Công văn số 7831, ngày 20/11/2006) cho phép tiếp nhận Dự án Khuyến khích sản xuất cà phê vối (Rubusta) bền vững tại huyện Di Linh, do các nhà rang xay cà phê quốc tế tài trợ (gọi tắt là Dự án ICP) - thông qua Công ty tư vấn EDE Consulting tại Việt Nam, tổ chức thực hiện cùng với Sở NN – PTNT Lâm Đồng và UBND huyện Di Linh. Dự án bắt đầu được triển khai từ tháng 3/2007 tại thị trấn Di Linh và xã Đinh Trang Hòa, mỗi đơn vị có 100 hộ nông dân tham gia, đến năm 2008, triển khai mở rộng thêm 200 hộ nông dân trồng cà phê tại 2 xã Tân Châu và Đinh Lạc.
Mục tiêu của Dự án ICP là nâng cao năng lực cho nông dân trồng cà phê, thông qua các lớp tập huấn về kỹ thuật canh tác cà phê theo hướng bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Theo ông Dương Danh Oanh – Trưởng Ban sáng lập HTX cà phê Lâm Viên: “Dự án đã đào tạo được 12 nông dân đạt được những kỹ năng thực hiện công tác khuyến nông: Kỹ năng truyền đạt kỹ thuật canh tác cà phê, kỹ năng lập kế hoạch sản xuất - kinh doanh cà phê…”. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị triển khai dự án đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường Tây nguyên (Viện Thổ nhưỡng nông hóa) tổ chức các cuộc hội thảo đầu bờ về kỹ thuâït sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh bằng vỏ cà phê, xác bả thực vật ủ với men vi sinh Compostmaker, đã đem lại hiệu quả rất thiết thực, giúp nhiều nông dân trồng cà phê ở huyện Di Linh ứng dụng sản xuất được loại phân bón này, vừa tiết kiệm chi phí, đảm bảo chất lượng vừa thân thiện với môi trường.
Một vấn đề đặt ra cho nông dân cũng như các nhà quản lý, là “khi Dự án ICP kết thúc, thì bằng cách nào duy trì và phát huy thành quả mà Dự án đã đạt được?” – Ông Dương Danh Oanh bày tỏ nổi lo trước đó và trao đổi thêm: Chúng tôi đã thành lập Câu lạc bộ khuyến nông Cà phê Di Linh từ 10/12/2008 gồm 36 thành viên. CLB duy trì hoạt động khá tốt theo điều lệ và qui chế của mình. Xuất phát từ hiệu quả thiết thực của Dự án ICP, tất cả 36 thành viên của CLB đều đồng lòng nhận trách nhiệm làm thành viên Ban sáng lập tổ chức HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2003. Được sự nhất trí của UBND huyện Di Linh, Ban sáng lập “kêu gọi” và đã được Công ty tư vấn EDE Consulting tại Việt Nam tiếp tục hỗ trợ, kéo dài dự án để giúp Ban sáng lập và nông dân trồng cà phê ở Di Linh xây dựng môït mô hình kinh tế tập thể mới để sản xuất – kinh doanh cà phê vối bền vững theo tiêu chuẩn 4C và được 3 nhà tài trợ nước ngoài giúp đỡ: Bộ Nông nghiệp - Thiên nhiên và Chất lượng Hà Lan, Tổ chức Rabo Bank (Hà Lan), Tổ chức phi lợi nhuận Douwe Erberts Foundation (DEF) - thông qua Công ty tư vấn EDE Consulting tại Việt Nam.
Với mục tiêu “Sản xuất cà phê đạt chất lượng tốt nhất, bán được cà phê với giá cao nhất, mua vật tư nông nghiệp với giá thấp nhất và tương trợ, cùng nhau phát triển sản xuất – kinh doanh cà phê theo hướng bền vững”, HTX cà phê Lâm Viên đã xây dựng điều lệ và phương hướng hoạt động của HTX theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, đã được 100% xã viên nhất trí tán thành và bước đầu đã thu hút 232 xã viên (trong tổng số 400 nông dân tham gia Dự án ICP sản xuất cà phê bền vững) của 4 xã, thị trấn: Đinh Trang Hòa, Tân Châu, Đinh Lạc và Di Linh. Mức vốn điều lệ, mỗi xã viên đóng góp 2 triệu đồng, HTX sẽ huy động vốn đầu tư của xã viên và các nguồn vốn vay để phát triển sản xuất – kinh doanh. Qui mô sản xuất trước mắt là 412 ha và dự kiến đến năm 2015, HTX sẽ phát triển 340 xã viên, qui mô sản xuất khoảng 600 ha cà phê. Ông Lê Viết Phú – Phó Chủ tịch UBND huyện Di Linh, cũng rất lo lắng: “HTX cà phê Lâm Viên (Di Linh) là một mô hình HTX sản xuất cà phê bền vững. Huyện sẽ quan tâm, tạo mọi điều kiện để HTX tồn tại và không ngừng phát triển…”. Hy vọng, HTX cà phê Lâm Viên là “địa chỉ” tin cậy của nông dân Di Linh đang tâm huyết với nghề sản xuất cà phê theo hướng “bền vững”.