Lực cản phía sau những con số khả quan

02:10, 21/10/2010

Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trên địa bàn tỉnh đã đạt được những con số tương đối khả quan, tuy nhiên vẫn còn đó nhiều khó khăn.

Ngay sau khi có Quyết định số 661/QĐ-TTg (ngày 29/7/1998) của Thủ tướng chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, tỉnh Lâm Đồng đã ban hành 69 văn bản nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy để triển khai thực hiện. Trải qua gần 12 năm, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trên địa bàn tỉnh đã đạt được những con số tương đối khả quan, tuy nhiên vẫn còn đó nhiều khó khăn không dễ để có thể nhanh chóng tháo gỡ.
 
Độ che phủ của rừng hiện nay lên con số 61,68%. Ảnh tư iệu
Độ che phủ của rừng hiện nay lên con số 61,68%. Ảnh: Tư liệu

Có thể thấy ro được thành công lớn nhất sau 12 năm thực hiện dự án, đó là Lâm Đồng đ, góp phần cải thiện môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, điều hòa khí hậu. Bên cạnh đó, còn góp phần tăng khả năng sinh thủy đầu nguồn các hồ thủy điện, phát huy chức năng phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng dưới tán rừng tại các rừng phòng hộ Lâm Viên, các khu du lịch Tuyền Lâm, Đan Kia - Đà Lạt. Duy trì và bảo tồn nguồn gen động - thực vật quý hiếm thuộc hệ sinh thái rừng đặc dụng (Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà) phục vụ cho nhu cầu học tập và nghiên cứu khoa học. Sử dụng hiệu quả đất trống, đồi núi trọc tạo việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho các vùng dựa án, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Dự án trồng mới 5 triệu hec ta rừng Lâm Đồng cũng đã thành công trong việc cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ trong tỉnh, lâm sản để sản xuất giấy, ván nhân tạo… đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói, các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của dự án trong giai đoạn như: Khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, trồng rừng… đều đạt cao trên 97%.

Sự thành công còn được thể hiện rõ ở hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án. Các chủ dự án đều hợp đồng khoán QLBV rừng, trồng rừng và chăm sóc rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh đến các hộ, giải quyết việc làm bình quân/năm được trên 5.250 hộ dân, trong đó có 4.888 là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tới 93%. Về kinh tế, thu nhập của các hộ đồng bào vùng dự án tiếp tục duy trì và ổn định, bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc: Thu nhập bình quân của một hộ/khoảng 13 triệu đồng/năm, trong đó bao gồm: Giao khoán QLBV rừng 2 triệu đồng, trồng rừng 5 triệu, khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung 2,8 triệu, khoanh nuôi tái sinh không trồng bổ sung 1,67 triệu và chăm sóc rừng trồng 1,8 triệu đồng.

Bên cạnh những mặt tích cực mà dự án đã mang lại, những thiếu sót của các nhà chức năng, quản lý cũng được thấy rõ thông qua tình hình thực tế và các văn bản, cơ chế. Một trong những vấn đề nổi cộm gây bức xúc cho người dân thời gian vừa qua đó là, tình hình phá rừng, lấn chiếm đất rừng, mua bán đất rừng trái phép vẫn diễn biến rất phức tạp và thông qua nhiều hình thức khác nhau.

Một số văn bản, chính sách của địa phương ban hành không kịp thời, chưa thực tế ảnh hưởng đến việc triển khai dự án tại địa phương như: Việc rà soát, quy hoạch lưu vực và mức độ rừng phòng hộ đầu nguồn năm 2003 (Quyết định số 1898/QĐ-UB ngày 18/07/2003). Kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng được triển khai thực hiện và ban hành quyết định năm 2008 (Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 19/02/2008) có sự điều chỉnh về cơ cấu, diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng sản xuất, dẫn đến phải thực hiện điều chỉnh một số dự án cơ sở, điều chỉnh việc bố trí kế hoạch sản xuất hàng năm nhằm đảm bảo đạt mục tiêu của dự án. Một số văn bản quy định về phân cấp, ủy quyền, các quy định về đấu thầu các công trình xây dựng (Quyết định số 10/2006/QĐ-UBND ngày 22/2/2006), khi áp dụng đối với các dự án còn có những bất cập và chưa thực sự phù hợp.

Ngay cả đối với trung ương, suất đầu tư trồng rừng phòng hộ, đặc dụng của dự án tại Thông tư Liên tịch số 28/1999/TT-LT ngày 03/02/1999 của các bộ NN&PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính quá thấp so với định mức, đơn giá, chi phí đầu tư thực tế tại địa phương nên cũng gặp nhiều khó khăn khi thực hiện.
Chỉ tiêu hỗ trợ trồng rừng sản xuất đạt thấp (75% do đất trồng rừng chưa được giao khoán rộng rãi đến các hộ gia đình theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP. Đối tượng đất trồng rừng được hỗ trợ là đất trống (trạng thái IA, IB, OO) nhưng phân bố rải rác, manh mún nên rất khó khăn cho các đơn vị chủ dự án trong việc lập dự án cũng như triển khai thực hiện đến các hộ gia đình. Đối tượng được hỗ trợ trồng rừng sản xuất phần lớn là đồng bào DTTS và hộ người Kinh nghèo sống gần rừng, nhưng do đơn giá hỗ trợ trồng rừng năm đầu tiên là 2 triệu đồng/ha (bao gồm hỗ trợ tiền cây giống và nhân công trồng) nên các hộ này không có đủ vốn để đầu tư chăm sóc rừng trồng cho những năm tiếp theo nên ít tham gia thực hiện trồng rừng sản xuất hàng năm. Bên cạnh đó, suất đầu tư trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng thấp, dẫn đến chi phí nhân công không đảm bảo đơn giá theo mặt bằng chung cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng rừng trồng và thu nhập của người dân tham gia nghề rừng.

Để Dự án trồng mới 5 triệu hec ta rừng trên địa bàn Lâm Đồng được thành công hơn nữa, ngay từ bây giờ các cơ quan hữu quan cần phải sớm ban hành những cơ chế, chính sách bảo vệ và quản lý cũng như việc sử dụng hợp lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Giải quyết hài hòa giữa nghĩa vụ và quyền lợi của người quản lý, bảo vệ rừng để các tổ chức cá nhân được giao quản lý-bảo vệ gắn bó với rừng, làm giàu chính đáng từ những lợi tích do rừng mang lại. Có như vậy, hiệu quả của dự án mới thực sự có ý nghĩa khi là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương và làm thay đổi được diện mạo của những vùng nông thôn nghèo.

Đăng Lộ