Cần nêu cao bản lĩnh chính trị trong xử án

08:01, 21/01/2015

(LĐ online) - Tiếp tục chương trình làm việc của Đoàn giám sát, chiều ngày 20/1/2015, Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng và các thành viên đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về giám sát thực hiện chính sách pháp luật, tình hình oan, sai trong việc áp dụng về hình sự, tố tụng hình sự, việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật.

[links()]  (LĐ online) - Tiếp tục chương trình làm việc của Đoàn giám sát, chiều ngày 20/1/2015, Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng và các thành viên đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về giám sát thực hiện chính sách pháp luật, tình hình oan, sai trong việc áp dụng về hình sự, tố tụng hình sự, việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật.
 
Đoàn giám sát ĐBQH làm việc với UBND tỉnh và các ngành liên quan về tình hình oan, sai
Đoàn giám sát ĐBQH làm việc với UBND tỉnh và các ngành liên quan về tình hình oan, sai

Sau khi nghe báo cáo tóm tắt của UBND tỉnh về tình hình oan, sai và bồi thường cho người bị oan trong 3 năm từ 2011 - 2014, số vụ án khởi tố, điều tra là 3.264 vụ; số người bị bắt, tạm giữ hình sự là 2.436 người; số người bị bắt, tạm giữ hình sự chuyển xử lý hành chính là 22 người, chiếm tỷ lệ 0,9%; số người bắt, tạm giữ hình sự sau đó phải trả tự do vì không thực hiện hành vi phạm tội là 20 người; số người bị tạm giam là 5.185 người; trong đó, số người bị tạm giam sau đó chuyển xử lý hành chính do hành vi không cấu thành tội phạm là 9 người… 
 
Các thành viên trong Đoàn giám sát đã chất vấn các sở, ngành, đơn vị liên quan về việc oan, sai có hay không, số vụ thống kê là bao nhiêu và từ đó tìm biện pháp phối hợp để chống oan, sai, bảo đảm quyền con người. Việc bắt tạm giam sau đó phải trả về hoặc chuyển xử lý hành chính do không đủ căn cứ chứng minh phạm tội, nghĩa là bị oan và cơ quan tố tụng phải bồi thường cho người bị oan theo đúng quy định của pháp luật…
 
Cũng theo thống kê của UBND tỉnh, hoạt động điều tra trong 3 năm qua không phát hiện trường hợp nào bức cung, nhục hình, tuy nhiên vi phạm chủ yếu của các cơ quan điều tra là: vi phạm tố tụng hình sự, bắt tạm giam bị can khi chưa có phê chuẩn của Viện kiểm sát, vi phạm thời hạn điều tra, vi phạm thủ tục bắt hỏi cung bị can, khám nghiệm hiện trường vụ án tai nạn giao thông không lập biên bản, không báo cho VKS tham gia, không khởi tố vụ án khi có đủ căn cứ pháp luật… 
 
Trong hoạt động xét xử sơ thẩm vi phạm thời hạn hoãn phiên tòa, xử hình phạt nhẹ không tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội đối với bị cáo, cho hưởng án treo không đúng pháp luật… đôi lúc, đôi nơi còn để xảy ra số án sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy án để điều tra, xét xử lại (6 vụ/14 bị cáo) do sai tội danh, áp dụng hình phạt không đúng pháp luật, chưa đủ căn cứ để kết tội bị cáo, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội…
 
Sau phần giải trình của các ngành Tòa án, Viện kiểm sát, Công an tỉnh, Kiểm lâm, ông Trần Ngọc Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã kết luận buổi làm việc và chỉ đạo kiên quyết yêu cầu các ngành chức năng phải tổng hợp báo cáo số liệu chi tiết cho Đoàn giám sát, nhất là những vụ việc tạm đình chỉ phải cung cấp các quyết định cụ thể, có danh sách các vụ trả hồ sơ, tạm giữ sau đó phải trả tự do vì không đủ căn cứ chứng minh hành vi phạm tội, hoặc một số ít những vụ án khá nghiêm trọng có gửi đơn tới Quốc hội nhưng lại không truy cứu trách nhiệm hình sự cho đoàn được biết để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội… Mặt khác, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các cơ quan tố tụng, đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán cần tiếp tục nâng cao trình độ nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp để phát huy vai trò phòng chống tội phạm, kiên quyết xử lý đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm. Tuyệt đối không được để xảy ra án sai, án oan khiến nhân dân và dư luận bức xúc.
 
Nguyệt Thu