BHYT có ý nghĩa quan trọng không riêng với bất cứ ai. Bên cạnh người lao động thì cán bộ, công chức cũng là nhóm đối tượng chủ yếu của loại hình bảo hiểm này.
BHYT có ý nghĩa quan trọng không riêng với bất cứ ai. Bên cạnh người lao động thì cán bộ, công chức cũng là nhóm đối tượng chủ yếu của loại hình bảo hiểm này.
|
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương |
Theo quy định tại khoản 1, điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng tham gia BHYT do người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng. Trên cơ sở đó, khoản 1, điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH nêu rõ, mức đóng BHYT hàng tháng của nhóm đối tượng này bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc.
Do vậy, có thể xác định mức đóng BHYT hàng tháng của cán bộ, công chức và viên chức trong năm 2020 như sau: Mức đóng BHYT = 1,5% x Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc. Trong đó, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Từ 1-7-2020, mức lương cơ sở là 1,6 triệu đồng/tháng.
Lưu ý, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương. Nếu mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.
Hiện nay, mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao nhất là 20 x 1,49 triệu đồng/tháng = 29,8 triệu đồng/tháng nên mức đóng BHYT cao nhất là 1,5% x 29,8 triệu đồng/tháng = 447.000 đồng/tháng.
Từ 1-7-2020, mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao nhất là 20 x 1,6 triệu đồng/tháng = 32 triệu đồng/tháng nên mức đóng BHYT cao nhất là 1,5% x 32 triệu đồng/tháng = 480.000 đồng/tháng.
(Theo nld.com.vn)