Các nhà thiên văn đã phát hiện một hành tinh nhỏ nhất nằm ngoài hệ mặt trời và là hành tinh đầu tiên được khẳng định cấu tạo từ đất đá, giống với Trái đất của chúng ta.
Các nhà thiên văn đã phát hiện một hành tinh nhỏ nhất nằm ngoài hệ mặt trời và là hành tinh đầu tiên được khẳng định cấu tạo từ đất đá, giống với Trái đất của chúng ta.
Các biện pháp đo đạc với độ chính xác chưa từng có tiền lệ cho thấy hành tinh, có tên gọi Kepler 10b, có đường kính lớn gấp Trái đất 1,4 lần và về khối lượng lớn gấp 4,6 lần.
Hình vẽ minh họa về ngoại hành tinh Kepler 10b. |
Việc phát hiện Kepler 10b được đánh giá là một trong những phát hiện “nổi bật nhất trong lịch sử nhân loại”.
Phát hiện được nhóm điều hành kính viễn vọng không gian Kepler công bố tại cuộc họp thường niên lần thứ 217 của Hiệp hội thiên văn Mỹ ở Seattle.
Kính viễn vọng không gian Kepler được thiết kế nhằm tìm kiếm những chỉ dấu về các hành tinh nằm xa bên ngoài hệ mặt trời. Kính này lần đầu tiên phát hiện thấy hành tinh Kepler 10b nằm cách Trái đất 560 năm ánh sáng, cùng với hàng trăm các vật thể, cũng có thể là hành tinh khác.
“Cho tới nay Kepler-10b là ngoại hành tinh (hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời) nhỏ nhất từng được phát hiện và là hành tinh quay quanh một ngôi sao bên ngoài hệ mặt trời đầu tiên được khẳng định cấu tạo từ đất đá”, Natalie Batalha, phó lãnh đạo nhóm các nhà khoa học của Kepler cho hay.
“Đây là một cột mốc quan trọng đối với nhóm của chúng tôi, và tôi cho rằng là một cột mốc quan trọng cho cả nhân loại”, Batalha cho hay.
Kepler-10b là ngoại hành tinh mới nhất được phát hiện trong đội ngũ các ngoại hành tinh ngày càng hùng hậu các nhà khoa học phát hiện thấy quay quanh các ngôi sao bên ngoài hệ mặt trời. Cho đến nay đã có hơn 500 ngoại hành tinh được khẳng định.