Vì sao phương Tây quyết định tấn công chống Libya?

12:03, 20/03/2011

Ngay sau khi LHQ thông qua nghị quyết thiết lập vùng cấm bay tại Libya, các nước phương Tây trừ Đức tỏ ra khá sẵn sàng cho một cuộc tấn công vào quốc gia Bắc Phi này.

Ngay sau khi LHQ thông qua nghị quyết thiết lập vùng cấm bay tại Libya, các nước phương Tây trừ Đức tỏ ra khá sẵn sàng cho một cuộc tấn công vào quốc gia Bắc Phi này.

Một kịch bản tấn công dường như đã được chẩn bị từ trước với sự can dự hàng đầu của các nước Tây Âu. Ngoại trưởng Italy Franco Frattini nói: “Sau hội nghị đặc biệt của Hội đồng Bộ trưởng, chính phủ Italy đã quyết định các căn cứ tại Italiy sẽ được sử dụng và lực lượng không quân Italy sẽ tham gia vào chiến dịch quân sự này”.
 
 
Thủ tướng Anh David Cameron nói: “Tại cuộc họp chính phủ sáng 19/3, chúng tôi đã nhất trí về sự tham gia của Anh vào chiến dịch quân sự này . Chúng tôi sẽ sử dụng máy bay chiến đấu Tonador và Typhoon cũng như các máy bay tiếp dầu và trinh sát . Lực lượng không quân của chúng ta đã sẵn sàng chuẩn bị cho cuộc tấn công có thể trong những giờ tới” .
 
Tuy nhiên, một sự thay đổi có thể được nhận thấy trong thái độ của Mỹ, tuy vẫn khẳng định ủng hộ hoàn toàn cuộc chiến dịch quân sự nhưng Tổng thống Mỹ đã nhắc tới những giới hạn. Tổng thống Mỹ Barack Obama nói: “Chúng tôi muốn làm rõ kế hoạch của mình. Mỹ sẽ không triển khai quân đánh bộ vào Libya. Chúng tôi tiếp tục ủng hộ chiến dịch quân sự này với việc hỗ trợ nhân đạo trong thưòi gian tới”.
 
Và điểm rõ nhất có thể thấy là vai trò nổi trội của Pháp trong kịch bản này. Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe nói: “Chúng tôi đã sẵn sàng cho những cuộc không kích nhưng hôm 19/3 chúng tôi sẽ có cuộc họp khẩn cấp với Mỹ, các nước Arabp và châu Phi. Chúng tôi sẽ phân tích tình hình và sẽ đưa ra một kế hoạch chi tiết nhất có thể. Tôi nhắc lại là tất cả đã sẵn sàng”.
 
Pháp đã lên tiếng mạnh mẽ nhất về việc tấn công Libya chỉ trong vài giờ đồng hồ, và khẳng định đây không phải là một cuộc chiếm đóng mà chỉ là hành động quân sự nhằm đem lại tự do cho người dân Libya và sự ra đi của chính quyền hiện thời. Xem ra mục đích cụ thể đã được phương Tây không cần che giấu, đó là hạ bệ nhà lãnh đạo Kadaffi.
 
Việc chuẩn bị cho cuộc chiến đã được người ta nhìn thấy từ trước khi Nghị quyết được thông qua, trong chuyến công du mơí đây ở Ai Cập và Tuynidi, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã mang theo thông điệp của Chính quyền Mỹ về khả năng tấn công quân sự Libya, đồng thời thuyết phục những nước láng giềng này của Tripôli làm bàn đạp cho các hoạt động quân sự sắp tới chống Libya.
 
Có thể thấy những lý do trước mắt cho cuộc chiến được phương Tây sắp sẵn:
 
- Xóa bỏ bằng mọi giá một chính quyền luôn chống đối họ, đặc biệt ở một quốc gia có vị trí chiến lược về dầu mỏ. Hiện nay Libya là nguồn cung cấp dầu mỏ chủ yếu cho toàn bộ khu vực Nam Âu đặc biệt là Italy, dầu của Libya có chất lượng cao, ít tốn kém trong chế biến và việc di chuyển ngắn dễ dàng với con đường từ Bắc Phi sang châu Âu. Do đó, việc ổn định một nguồn cung cấp dầu lợi hại với một chính phủ thân thiện với phương Tây là một mục tiêu mà các nứoc tây âu luôn tính đến và muốn thựuc hiện bằng mọi giá.
 
- Tiếp đó cuộc cách mạng của phe đối lập ở Libya phải thành công để duy trì những thành quả tại Tunisie và Ai Cập. Điều vẫn được các nước phương Tây ủng hộ. 
 
Những lý do trên đã cho thấy phương Tây không thể để tình hình bất ổn tại Libya kéo dài và đặc biệt khi trên chiến trường thế mạnh đang dần trở về phía một chính phủ của Tổng thống Kadafi.
 

Trong bối cảnh này, một nghị quyết của HĐBA về thiết lập vùng cấm bay và cho phép mọi biện pháp cần thiết được coi là một chiến thắng ngoại giao của Mỹ và Tây Âu và họ cần phải tận dụng để đạt được mục tiêu của mình. Tất cả những điều này cho thấy dù lệnh ngừng bắn có được Libya chấp nhận, dù Tripolie có đề xuất có quan sát viên thì cũng không dễ dàng đẩy lùi một nguy cơ tấn công quân sự ở bên ngoài tại nước này, điều đã được phương tây chuẩn bị từ trước cho những mục tiêu chiến lược của mình.

Theo Phương Hà (VTV)