Bầu cứ tại Nga: Sự đảm bảo các quyền dân chủ của công dân

10:11, 24/11/2011

(LĐ online) - Luật bầu cử Nga phù hợp với các tiêu chuẩn bầu cử quốc tế, kể cả mọi cam kết quốc tế trong khuôn khổ Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: EPA
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: EPA
(LĐ online) - Cơ sở hợp hiến ổn định để tiến hành bầu cử tự do dân chủ và các cuộc trưng cầu dân ý tại Liên bang Nga là Bản Hiến pháp Liên bang Nga và các luật liên bang, liên quan đến các quyền bầu cử của công dân Nga, bầu cử đại biểu các cấp, hoạt động của các chính đảng, bầu cử Tổng thống. Luật bầu cử Nga phù hợp với các tiêu chuẩn bầu cử quốc tế, kể cả mọi cam kết quốc tế trong khuôn khổ Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
   
Tại Liên bang Nga như trong một quốc gia liên bang, luật pháp quy định bầu cử và trưng cầu dân ý 3 cấp. Cấp liên bang bao gồm các cuộc bầu cử đại biểu Đuma Quốc gia Nga, bầu cử Tổng thống và trưng cầu dân ý toàn quốc. Từ năm 1993 -2011 đã tiến hành 5 cuộc bầu cử đại biểu Đuma Quốc gia Nga, 4 chiến dịch tranh cử Tổng thống Nga, một trưng cầu dân ý về Dự thảo Hiến pháp Liên bang Nga ngày 12 tháng 12 năm 1993.
   
Cấp vùng dự kiến các cuộc bầu cử đại biểu các cơ quan lập pháp (đại diện) chính quyền nhà nước của các chủ thể Liên bang Nga, cũng như các cuộc trưng cầu dân ý của vùng. Trước bầu cử hàng trăm chiến dịch tranh cử được tiến hành.
   
Ở cấp thành phố có các cuộc bầu cử đại biểu các cơ quan đại diện và các thị trưởng, cũng như trưng cầu dân ý địa phương. Ở đây có hàng chục ngàn chiến dịch tranh cử.
   
Vì vậy  hệ thống bầu cử hiện nay của Liên bang Nga đã tích luỹ được những kinh nghiệm khổng lồ về tổ chức và tiến hành bầu cử.
   
Năm 2006 trong lịch sử phát triển hệ thống bầu cử Nga đã mở ra trang mới với việc thống nhất ngày bỏ phiếu bầu cử vùng và thành phố, các cuộc trưng cầu dân ý địa phương vào tháng 3 và tháng 10.
   
Tại Nga hình thành hệ thống ban bầu cử rộng rãi. Đứng đầu là Uỷ ban bầu cử Trung ương Nga. Đó là cơ quan nhà nước liên bang độc lập. Thành phần gồm 15 thành viên có quyền lá phiếu quyết định, trong số đó 1/3 do Đuma Quốc gia bổ nhiệm, 1/3 nữa là – Hội đồng liên bang, thượng viện Liên bang, còn 5 thành viên – do Tổng thống Nga cử.

Tiếp theo là các uỷ ban bầu cử của 83 chủ thể Liên bang Nga, 2747 ban bầu cử địa phương – vùng, thành phố và các ban bầu cử địa phận khác hoặc ban bầu cử do thị chính lập, gần 96 ngàn  ban bầu cử khu vực.
   
Thủ tướng Vladimir Putin -  Nguyên Tổng thống Nga
Thủ tướng Vladimir Putin - Nguyên Tổng thống Nga
Việc bỏ phiếu bầu cử bắt đầu từ 8 giờ và kết thúc vào 20 giờ theo giờ địa phương và được tiến hành trong phòng bỏ phiếu có bố trí cabin cho việc bỏ phiếu kín, các thùng cố định để bỏ phiếu, cũng như địa điểm phát phiếu bầu, chỗ cho các quan sát viên và đại diện các phương tiện thông tin đại chúng. Việc bỏ phiếu có  thể thực hiện  cả bên ngoài phòng bỏ phiếu, điều này đảm bảo cho cử tri  đã có tên trong danh sách cử tri và vì lý do chính đáng mà không thể tự mình đến phòng bỏ phiếu, có điều kiện tham gia bầu cử.
   
Luật pháp Nga dự tính khả năng tiến hành bầu cử trước thời hạn. Các ban bầu cử của các chủ thể Liên bang Nga được quyền cho phép tiến hành bầu cử trước thời hạn trong các khu vực bầu cử, được hình thành trên tàu thuyền, nhưng trong ngày bầu cử đang ở ngoài khơi, ở những vùng sâu, vùng xa.
   
Nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà nước là tạo những điều kiện cần thiết và những đảm bảo bổ sung nhằm thực hiện quyền bầu cử cho số công dân Nga thuộc các phạm trù riêng, trong số đó có những người phục vụ trong quân đội, những công dân, mà trong ngày bầu cử đang trên tàu thuyền ngoài khơi, không có đăng ký tại nơi cư trú, đang ở địa điểm tạm trú và sống bên ngoài lãnh thổ Liên bang Nga. Trong cuộc bầu cử đại biểu Đuma Quốc gia Nga Khoá VI ngày 4 tháng 12 năm 2011 sắp tới tại nhiều nước các khu vực bầu cử sẽ được hình thành. Ở Việt Nam có bốn khu vực bầu cử được lập tại các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Vũng Tàu.
   
Để tham gia bỏ phiếu cử tri nhận phiếu bầu. Nhằm đảm bảo về các lá phiếu không bị làm giả, tại Liên bang Nga có sử dụng dấu riêng.
   
Các quan sát viên quốc tế và trong nước, đại diện các phương tiện thông tin đại chúng được phép quan sát quá trình bầu cử, xử lý hồ sơ bầu cử, cụ thể là danh sách cử tri, kiểm phiếu và kết quả bỏ phiếu.
   
Hiện nay việc chuẩn bị cho bầu cử đại biểu Đuma Quốc gia Nga khoá VI sẽ diễn ra ngày 4 tháng 12 năm 2011 đang được hoàn tất. Theo Hiến pháp Liên bang Nga bầu cử đại biểu Đuma quốc gia  do Tổng thống Liên bang Nga quy định. Thời hạn thẩm quyền của Đuma Quốc gia theo Hiến pháp là 5 năm. Bầu cử Đuma Quốc gia khoá VI tiến hành theo hệ thống bầu cử tỷ lệ toàn quốc.
   
Trong Đuma Quốc gia phải có ít nhất 2 chính đảng, và phải vượt qua ngưỡng tối thiểu là 7%. Đối với chính đảng có từ 5 – 7% phiếu của cử tri thì để đảm bảo tính đại diện, các đảng đó được dành  2 ghế trong nghị viện.
   
Năm 2012 sẽ tiến hành bầu cử Tổng thống Liên bang Nga, cuộc bầu cử do Hội đồng Liên bang ấn định. Cuộc bầu cử tiến hành theo khu vực bầu cử liên bang thống nhất, gồm toàn bộ lãnh thổ Liên bang Nga. Ứng cử viên vào chức Tổng thống có thể do các chính đảng đưa ra, và có thể tự ứng cử. Công dân Nga có thể tự ứng cử với điều kiện có được sự ủng hộ của nhóm ủng hộ mình với số lượng ít nhất là 500 công dân Nga có quyền bầu cử. Để được đăng ký vào ứng cử viên chức vụ Tổng thống cần phải thu thập ít nhất là 2 triệu chữ ký của cử tri.
   
Các chính đảng được phép không thu thập chữ ký, nếu danh sách ứng cử viên Liên bang đã được phân bổ số ghế trong cuộc bầu cử quốc hội mới nhất, có đại diện trong các cơ quan lập pháp chính quyền Nhà nước ít nhất của 1/3 các chủ thể Liên bang Nga.   

Ứng cử viên đắc cử là người nhận được phiếu bầu của hơn một nửa tổng số cử tri tham gia bầu cử. Nếu như trong phiếu bầu có hơn hai ứng cử viên hợp lệ và không có ứng cử viên nào theo kết quả bầu cử đắc cử chức vụ Tổng thống Liên bang Nga, Uỷ ban bầu cử trung ương Nga sẽ chỉ định tiếp tục bỏ phiếu bầu Tổng thống giữa hai ứng cử viên hợp lệ đã nhận được số phiếu nhiều nhất của cử tri.   

Nga luôn tuân thủ thông lệ chung, theo đó hệ thống bầu cử công minh được coi là nền tảng của chế độ dân chủ quốc gia, thể hiện đúng đắn ý nguyện của cử tri tại các cuộc bầu cử. Nhưng đồng thời cũng phải thấy rằng, không thể áp dụng một “khuôn mẫu chung” dân chủ cho bất cứ quốc gia có chủ quyền nào.
   
Trong hệ thống bầu cử, nền tảng chính để tổ chức các cơ quan nhà nước trong quốc gia dân chủ, có những nguyên tắc hay chuẩn mực của bầu cử dân chủ đã được quốc tế công nhận. Tại Nga, các nguyên tắc đó được áp dụng tối đa, ví dụ như quyền bầu cử toàn dân, bình đẳng, bỏ phiếu kín, tổ chức bầu cử bắt buộc và định kỳ, tự do thể hiện ý chí, công khai minh bạch.
   
Với mục đích tối ưu hoá quá trình bầu cử, mở rộng khả năng cho các chính đảng trong việc thực thi các quyền của mình và quyền của công dân trong việc tham gia vào đời sống chính trị của Nga giai đoạn 2009-2011, nghị viện Nga đã thông qua hơn 20 bộ luật. Những bổ sung mới của luật pháp bao trùm lĩnh vực rộng lớn các quan hệ xã hội, trong đó có cả tranh cử, ở mức độ này hay mức độ khác làm dân chủ hoá đời sống chính trị đất nước, bao gồm cả hoạt động của các chính đảng cũng như quá trình bầu cử.
   
Nói chung, có thể thấy nổi bật các hướng chính sau của quá trình hoàn thiện pháp luật bầu cử: nâng cao niềm tin của công dân đối với quá trình bầu cử, tăng cường sự minh bạch của quá trình bầu cử, tăng cường các đảm bảo cho hoạt động các đảng chính trị.
   
Hiện nay tại Nga, tất cả các tiến trình bầu cử tất cả các cấp, từ thời điểm tuyên bố bắt đầu bỏ phiếu đến lúc thống kê và xác định kết quả bầu cử, được tiến hành với Hệ thống tự động quốc gia của Liên bang Nga “Vibory” (GAS “Vibory”) – Hệ thống thông tin có công suất và phạm vi phủ lớn, được sử dụng để tự động hoá các quá trình chuẩn bị và tiến hành bầu cử, để đảm bảo hoạt động của các ban bầu cử, thông tin kịp thời cho cử tri diễn biến và kết quả bỏ phiếu.
   
Với mục đích hiện đại hoá nhanh về kỹ thuật hệ thống bầu cử của đất nước, dự án Chương trình phát triển kỹ thuật tái trang bị hệ thống bầu cử Nga đã được soạn thảo. Hiện nay, dự án đang được đưa vào thực hiện, trong đó có việc tiến hành thử nghiệm các phần mềm và thiết bị có triển vọng – Hệ thống kiểm phiếu bầu cử tự động (KOIB) và Hệ thống phục vụ bỏ phiếu điện tử (KEG).
   
Hệ thống kiểm phiếu bầu cử tự động đảm nhiệm việc tự động hoá việc thống kê phiếu bầu của cử tri khi tiến hành bầu cử và trưng cầu ý dân tại tất cả các cấp, đồng thời tiến hành đến bảy cấp bầu cử và cung cấp kết quả bỏ phiếu tại mỗi cấp, tiếp nhận dữ liệu đầu vào và xuất biên bản kết quả ra thiết bị lưu trữ thông tin bên ngoài hoặc theo kênh truyền thông riêng chuyển đến hội đồng bầu cử cấp trên. Từ năm 2004 Hệ thống kiểm phiếu bầu cử tự động đã được sử dụng khi tiến hành bầu cử tại các cấp khác nhau tại 9112 điểm bỏ phiếu trên 32 chủ thể Liên bang Nga. Với sự trợ giúp của hệ thống này, tất cả đã có hơn 15 triệu cử tri tham gia bầu cử.
   
Hệ thống phục vụ bỏ phiếu điện tử đảm nhiệm việc tiến hành bỏ phiếu điện tử mà không cần bản giấy phiếu bầu, tự động kiểm phiếu, xác định kết quả bầu cử, lập biên bản kết quả của đơn vị bầu cử. Từ năm 2006 đến 2011 KEG đã được sử dụng tại 21 điểm bầu cử trên năm chủ thể Liên bang Nga tại các cuộc bầu cử cấp khác nhau.
   
Tại bầu cử đại biểu Đuma quốc gia khoá VI ngày 4 tháng 12 năm nay khoảng 6000 điểm bầu cử dự kiến sẽ được trang bị tổng cộng 1000 KEG và 10500 KOIB.
   
Trong số các kỹ thuật mới đưa vào áp dụng, thứ nhất, cần nhắc đến việc tự động hoá chỗ làm việc của ban bầu cử khu vực, cho phép lập tại khu vực bầu cử biên bản điện tử kết quả bầu cử có hiệu lực pháp lý, và chuyển lên uỷ ban bầu cử cấp trên, rồi sau đó đưa lên mạng internet.
   
Thứ hai, đó là việc tổ chức trang điện tử chuyển tải hình ảnh trực tuyến từ các khu vực bầu cử quá trình bầu cử và việc kiểm phiếu cử tri qua webcam, do đó cho phép mỗi công dân có thể truy cập vào internet và theo dõi trực tuyến diễn biến bầu cử, nhờ đó nâng cao sự minh bạch của quá trình bầu cử. Thiết bị camera, được lắp trong phòng bỏ phiếu với góc quan sát cho phép theo dõi diễn biến bầu cử (từ 8 giờ đến 20 giờ) và kiểm phiếu (sau khi kết thúc bỏ phiếu vào lúc 20 giờ), nhưng không ảnh hưởng đến nguyên tắc bỏ phiếu kín.
   
Quá trình bầu cử tại Liên bang Nga là công khai đối với mọi thành viên tham gia. Trên các phương tiện thông tin đại chúng được công bố các quyết định của các ban bầu cử và thông tin về bầu cử, các cuộc làm việc, họp, gặp gỡ trong khuôn khổ chuẩn bị bầu cử diễn ra công khai, có sự phối hợp chặt chẽ giữa tất cả các thành viên quá trình bầu cử.

Điểm quan trọng trong việc đảm bảo tính công khai minh bạch của bầu cử là quan sát của quốc tế, trong đó có cả việc tham gia của phái đoàn các quan sát viên từ các tổ chức quốc tế. Theo đó, tại bầu cử đại biểu Đuma quốc gia ngày 4 tháng 12 năm 2011 sẽ có các quan sát viên từ Uỷ ban Dân chủ và Nhân quyền của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu được mời tham dự. 
 
Tổng lãnh sự Nga
YU.MATERIY