Nga chính thức được phê duyệt tham gia WTO

07:12, 17/12/2011

(LĐ online) - Sau gần hai thập kỷ cố gắng, Nga đã đạt được sự chấp thuận để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào hôm qua, 15 /12/2011, một động thái có khả năng thúc đẩy nền kinh tế của Nga và đối tác thương mại lớn nhất của mình, Liên minh châu Âu, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu.

(LĐ online) - Sau gần hai thập kỷ cố gắng, Nga đã đạt được sự chấp thuận để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào hôm qua, 15 /12/2011, một động thái có khả năng thúc đẩy nền kinh tế của Nga và đối tác thương mại lớn nhất của mình, Liên minh châu Âu, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu.
 

Đoàn đàm phán Nga tại Geneve, Thụy Sĩ, về việc Nga gia nhập WTO ngày 10/11.
Đoàn đàm phán Nga tại Geneve, Thụy Sĩ, về việc Nga gia nhập WTO ngày 10/11.

Đây cũng được xem như một chiến thắng cho Thủ tướng Nga Vladimir Putin sau khi bị các cáo buộc về gian lận trong cuộc bầu cử quốc hội gần đây.

Nga là thành viên duy nhất của Nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới vẫn nằm ngoài WTO. Một khi họ chính thức tham gia vào đầu năm tới sau khi có sự phê chuẩn từ Duma, họ sẽ phải chịu sự chi phối của thương mại quốc tế cũng như giải quyết tranh chấp dựa trên cơ sở pháp lý Geneva.

27 quốc gia EU là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong lĩnh vực nông nghiệp, khai thác mỏ, nhiên liệu và sản xuất. EU chiếm 52% hàng xuất khẩu của Nga, bao gồm cả các loại nhiên liệu hóa thạch. Đổi lại, Nga là khách hàng lớn thứ ba đối với hàng hoá xuất khẩu của EU, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc.

Các quan chức thương mại EU cho biết, việc gia nhập WTO của Nga dự kiến sẽ giúp tăng nhanh xuất khẩu của EU khoảng 4 tỷ Euro (tương đương 5,2 tỉ đô la Mỹ) một năm. Theo thỏa thuận, Nga sẽ có thể mua hàng sản xuất của châu Âu với giá thấp hơn và việc bán dầu và khí đốt của họ cũng sẽ hiệu quả hơn.

Bộ trưởng Tài chính Nigeria, Olusegun Aganga, chủ tịch của hội nghị WTO, nhấn mạnh rằng Nga là quốc gia cuối cùng của nhóm các nước BRICS bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi tham gia vào tổ chức thương mại và "điều đó cho mọi người thấy được tầm quan trọng của WTO", ông nói.

Elvira Nabiullina, Bộ trưởng Bộ phát triển kinh tế của Nga, hoan nghênh thỏa thuận này và cho biết Nga đã sẵn sàng để cùng đối phó với những rủi ro của suy thoái kinh tế toàn cầu. "Chúng tôi đã sẵn sàng để đối phó với những rủi ro này một cách chủ động", bà nói với Bộ trưởng thương mại WTO.

Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk phát biểu: "Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới là tốt cho Nga, và chúng tôi tin rằng điều này cũng tốt cho nước Mỹ, và cũng hoàn toàn tin rằng đó là tốt cho tất cả các thành viên của WTO"

Nga đã phải trải qua 18 năm cố gắng để gia nhập WTO. Đầu tiên họ phải đạt được thỏa thuận song phương với hơn 1/3 thành viên của WTO. Moscow đồng ý cung cấp báo cáo hàng năm cho các thành viên khác trên con đường tư nhân hóa của họ là một ví dụ cũng như việc họ dần dần hạ mức trần thuế quan trung bình xuống còn 7,8% từ mức 10%.

Một rào cản cuối cùng để Nga gia nhập WTO là thỏa thuận thông qua trung gian là Thụy Sĩ với Georgia, một nước láng giềng, cho phép một công ty trung lập giám sát tất cả các hoạt động thương mại giữa hai nước.

30 ngày kể từ khi Nga thông báo cho WTO về phê chuẩn của Duma, họ sẽ chính thức trở thành thành viên của WTO.

Các chuyên gia cho rằng về dài hạn, việc trở thành thành viên của WTO sẽ thúc đẩy sự phát triển cho nền kinh tế còn chịu sự quản lý cồng kềnh của Nga khi các nhà đầu tư bên ngoài cảm thấy  tự tin hơn bởi vì giờ đây họ sẽ chịu sự chi phối bởi các quy tắc thương mại quốc tế.

"EU có kỳ vọng cao ở nước Nga sẽ là một đối tác đáng tin cậy, biết tôn trọng các quy tắc," Giám đốc thương mại EU Karel De Gucht nói với WTO.

Tổng thư ký  Phòng Thương mại quốc tế Jean-Guy cho rằng thế giới sẽ thay đổi cách kinh doanh với Nga. "Đầu tiên cần đảm bảo rằng có một tập hợp các quy tắc rõ ràng cho các nhà đầu tư ở Nga, cho các công ty hoạt động ở Nga, và cho các công ty Nga muốn xuất khẩu sang phần còn lại của thế giới," ông nói.

"Tôi hy vọng nó sẽ có tác dụng tương tự như việc mở cửa của Trung Quốc 10 năm trước khi một số lượng to lớn của các hoạt động kinh tế mới đã đổ về đầu tư ở Trung Quốc"

Ngọc Lâm (dịch từ the WALLSTREET JOUNAL)