Thủ tướng Hà Lan Rutte chính thức đệ đơn từ chức

09:04, 24/04/2012

Hôm qua (23/4), Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã bất ngờ đệ đơn từ chức của chính phủ lên Nữ hoàng Beatrix, mở đường cho cuộc bầu cử sớm sau khi chính phủ liên hiệp của ông mất đa số ghế trong Quốc hội do bất đồng về gói tài chính “thắt lưng buộc bụng” mới.

Hôm qua (23/4), Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã bất ngờ đệ đơn từ chức của chính phủ lên Nữ hoàng Beatrix, mở đường cho cuộc bầu cử sớm sau khi chính phủ liên hiệp của ông mất đa số ghế trong Quốc hội do bất đồng về gói tài chính “thắt lưng buộc bụng” mới.

Thủ tướng Mark Rutte đến Hoàng gia đệ đơn từ chức hôm thứ hai.
Thủ tướng Mark Rutte đến Hoàng gia đệ đơn từ chức hôm thứ hai.

Theo một tuyên bố của Văn phòng thông tin Chính phủ Hà Lan, Nữ hoàng Beatrix hiện đang xem xét đơn từ chức của chính phủ, song yêu cầu tất cả bộ trưởng và thứ trưởng tiếp tục làm mọi điều cần thiết có lợi cho đất nước.

Quyết định từ chức của Chính phủ Hà Lan đã được dư luận dự đoán từ cuối tuần trước sau khi Thủ tướng Rutte cho biết nước này có thể phải tổ chức bầu cử trước thời hạn do liên minh cầm quyền với đa số mong manh tại quốc hội không nhận được sự ủng hộ của Đảng Tự do (PVV).
Hà Lan rơi vào khủng hoảng chính trị từ cuối tuần qua, sau khi cuộc đàm phán giữa ba đảng chủ chốt, gồm đảng Tự do và Dân chủ (VVD), đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDA) và đảng Tự do (PVV), về chính sách “thắt lưng buộc bụng”.

Ông Rutte cho biết, sau 7 tuần đàm phán giữa ba chính đảng chủ chốt cuối cùng vẫn không đạt được thỏa thuận về gói biện pháp tài chính khắc khổ gây tranh cãi.
Mâu thuẫn đỉnh điểm là khi Chủ tịch PVV của ông Geert Wilders quyết định rút lui khỏi Quốc hội, đồng nghĩa với việc đẩy chính phủ liên hiệp của Thủ tướng Mark Rutte bị mất đa số trong Quốc hội (76/150 ghế). Vì điều này mà chính phủ sẽ sẽ không thể nhận được sự phê chuẩn của Quốc hội đối với gói chi tiêu khắc khổ trị giá 10 tỷ -16 tỷ euro.

Từ nửa cuối năm 2011, tình hình kinh tế Hà Lan xấu đi, khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 6%. Để đáp ứng các yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) và duy trì mức tin cậy tín dụng của mình, trong năm 2012, Chính phủ Hà Lan cần cắt giảm thâm hụt ngân sách 9 tỉ euro (1,5% GDP).

Theo giới phân tích, việc chính phủ Hà Lan không thể thông qua kế hoạch cắt giảm ngân sách sẽ khiến nước này phải đối mặt với nguy cơ bị mất điểm xếp hạng tín nhiệm AAA, giống như Pháp. Điều này không chỉ tạo ra cơn khủng hoảng chính trị và kinh tế tại Hà Lan, mà còn gây ảnh hưởng cho cả khu vực sử dụng đồng tiền chung (Eurozone).

NTN (Theo CNN)