Tên lửa mới được phóng từ tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ Bastion K300P cũng lần đầu tiên được triển khai ở Chukotka, vùng Viễn Đông Liên bang Nga, giáp bang Alaska của Mỹ.
Tên lửa mới được phóng từ tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ Bastion K300P cũng lần đầu tiên được triển khai ở Chukotka, vùng Viễn Đông Liên bang Nga, giáp bang Alaska của Mỹ.
Một vụ phóng tên lửa P-800 Onik |
Tại Moskva, quân đội Nga vừa tiến hành vụ phóng thử thành công lần đầu tiên tên lửa chống tàu mới được phát triển dựa trên tổ hợp P-800 Onik.
Tên lửa mới được phóng từ tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ Bastion K300P cũng lần đầu tiên được triển khai ở Chukotka, vùng Viễn Đông Liên bang Nga, giáp bang Alaska của Mỹ.
Tên lửa vừa được thử nghiệm là Onik-M có tầm bắn 800 km, tăng hơn 300 km so với tên lửa P-800 Onik trước đó (NATO định danh là SS-N-26 Strobile). Ngoài ra, tên lửa cải tiến Onik-M cũng được tăng cường độ chính xác, tốc độ cao, khả năng kháng nhiễu mạnh và đầu đạn đa chức năng.
Hãng thông tấn TASS dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga đưa tin vụ thử được thực hiện ngày 26/9 từ sâu trong lục địa khu vực Chokotka. Tên lửa mới đã tiêu diệt mục tiêu mô phỏng một chiếc tàu mặt nước nằm cách xa 350 km, thuộc khu vực tuyến đường biển phía Bắc. Một số tờ báo chuyên ngành của Nga cho biết tên lửa Onik-M được cải tiến toàn bộ hệ thống điều khiển, có thiết bị kháng nhiễu mạnh hơn, tốc độ có thể gấp 2,5 lần vận tốc âm thanh (2,5M) và có thể mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân.
Trong khi đó, kích thước tên lửa mới vẫn được giữ nguyên so với phiên bản gốc cho phép Onik-M có thể được tích hợp vào các tổ hợp phóng cũ, rút ngắn thời gian triển khai trang bị cho quân đội Nga.
Tên lửa P-800 Onik được phát triển từ thời Liên Xô. Loại tên lửa này có nhiều đặc tính ưu việt so với các loại tên lửa diệt hạm tương tự của các nước trên thế giới. Nó duy trì được tốc độ cao trên mọi giai đoạn hành trình, khả năng kháng nhiễu mạnh, độ chính xác cao và hoạt động tự động hoàn toàn sau khi rời bệ phóng. Liên Xô trang bị tên lửa Onik cho các lực lượng phòng thủ bờ biển, tàu chiến mặt nước và tàu ngầm.
Quân đội Nga sau này tiếp tục cải tiến tổ hợp tên lửa này bằng cách triển khai trên các hệ thống phóng di động có thể tích hợp trên đường sắt, tàu chiến hạng nhẹ, tàu vận tải biển và máy bay.
P-800 Onik không bị tiêu hủy theo Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) được Liên Xô và Mỹ ký năm 1987 vì có tầm bắn dưới 500km (INF cấm các loại tên lửa đạn đạo và hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500-5.500km).
Giới phân tích đánh giá, việc nâng tầm bắn của P-800 Onik lên 800km với phiên bản Onik-M có khả năng mang đầu đạn hạt nhân là biện pháp đáp trả hữu hiệu mà ít tốn kém của Nga đối với việc Mỹ đơn phương rút khỏi INF.
(Theo TTXVN)