Gần một năm kể từ khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 chính thức được tuyên bố là một "đại dịch toàn cầu", Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 8/3 xác nhận tổ chức này đã "báo động ở mức cao nhất" để kêu gọi hành động từ tất các nước trên thế giới ngay từ đầu năm 2020.
Gần một năm kể từ khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 chính thức được tuyên bố là một "đại dịch toàn cầu", Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 8/3 xác nhận tổ chức này đã "báo động ở mức cao nhất" để kêu gọi hành động từ tất các nước trên thế giới ngay từ đầu năm 2020.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Mulhouse, Pháp ngày 17/3/2020 |
Trong một cuộc họp báo ngắn ngày 8/3, khi được hỏi liệu WHO lẽ ra nên dùng từ "đại dịch" sớm hơn hay không, bà Maria Van Kerkhove, phụ trách kỹ thuật của WHO trong ván đề dịch COVID-19, nói rằng WHO đã ra thông báo "Một vấn đề y tế công khẩn cấp gây lo ngại quốc tế" ngay từ ngày 30/1 năm ngoái. Bà Maria cho rằng thông báo trên thực chất là sự báo động mức cao nhất, hay "mức độ cao nhất mà WHO có thể thực hiện theo luật quốc tế".
Vào ngày 30/1/2020, WHO đã tuyên bố sự bùng phát dịch bệnh, sau đó được gọi là COVID-19, là vấn đề y tế công khẩn cấp gây lo ngại quốc tế sau hai ngày thảo luận bởi môtj nhóm chuyên gia quốc tế.
Cũng tại cuộc họp báo, ông Michael Ryan, giám đốc điều hành Chương trình các vấn đề y tế khẩn cấp của WHO, nói rằng mức độ hành động cũng là "cao nhất có thể" theo thỏa thuận chung giữa các nước thành viên WHO. Ông cũng cho biết thêm rằng có một thỏa thuận pháp lý chính thức giữa 194 nước thành viên WHO, được nhất trí năm 2005, rằng các nước có thể thỏa thuận với nhau thế nào là mức độ báo động cao nhất về các vấn đề y tế khẩn cấp để đưa ra hành động tập thể ứng phó với đại dịch.
(Theo TTXVN)