Phát động chiến dịch toàn cầu ủng hộ quyền người khuyết tật

07:08, 20/08/2021

Chiến dịch được Ủy ban Paralympic Quốc tế công bố, có tên gọi "WeThe15" đặt mục tiêu trở thành "phong trào quyền con người lớn nhất từ trước đến nay."

Chiến dịch được Ủy ban Paralympic Quốc tế công bố, có tên gọi “WeThe15” đặt mục tiêu trở thành "phong trào quyền con người lớn nhất từ trước đến nay."
 
“WeThe15” đặt mục tiêu trở thành phong trào quyền con người lớn nhất từ trước đến nay, đại diện cho những người khuyết tật chiếm 15% dân số thế giới.
“WeThe15” đặt mục tiêu trở thành phong trào quyền con người lớn nhất từ trước đến nay, đại diện cho những người khuyết tật chiếm 15% dân số thế giới.
 
Trước thềm Đại hội thể thao dành cho người khuyết tật Paralympic Tokyo khai mạc tuần tới, ngày 19/8, người đứng đầu Ủy ban Paralympic các nước đã cùng nhau phát động một chiến dịch ủng hộ các quyền của người khuyết tật.
 
Chiến dịch đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của nhiều tổ chức quốc tế.
 
Chiến dịch được Ủy ban Paralympic Quốc tế (IPC) công bố, có tên gọi “WeThe15,” đặt mục tiêu trở thành "phong trào quyền con người lớn nhất từ trước đến nay,” đại diện cho những người khuyết tật chiếm 15% dân số thế giới theo ước tính của Liên hợp quốc.
 
Chương trình đã nhận được sự ủng hộ của nhiều tập đoàn cũng như kết nối các tổ chức thể thao, quyền con người, chính sách, nghệ thuật và giải trí.
 
Ban tổ chức chiến dịch khẳng định chiến dịch là một động lực để thúc đẩy các quyền của người khuyết tật cũng như nâng cao nhận thức về tình trạng phân biệt đối xử hiện nay.
 
Chiến dịch đặt mục tiêu có sức lan tỏa như những phong trào quyền con người khác như Black Lives Matter và #MeToo. Màu tím là màu nhận dạng hình ảnh chủ đạo của chiến dịch.
 
Dự kiến hơn 125 địa danh trên khắp thế giới, từ Tòa nhà Empire State ở New York đến Đấu trường La Mã ở Rome - sẽ được thắp sáng bằng màu tím trong ngày 19/8.
 
Các tập đoàn truyền thông xã hội và nhiều nhân vật nổi tiếng như cựu danh thủ bóng đá David Beckham hay “nữ hoàng” talkshow Oprah Winfrey cũng tham gia chiến dịch dự kiến kéo dài 1 thập kỷ này.
 
Mỗi năm chiến dịch sẽ tập trung vào một khía cạnh khác nhau liên quan tình trạng phân biệt đối xử đối với người khuyết tật, như trong việc làm và giáo dục.
 
Người đứng đầu IPC Andrew Parsons bày tỏ tin tưởng chiến dịch sẽ thực sự trở thành yếu tố "thay đổi cuộc chơi," với Paralympics Tokyo là một diễn đàn quan trọng, khi dự kiến sẽ có hàng tỷ lượt khán giả xem sự kiện thể thao này trên khắp thế giới.
 
Theo IPC, Paralympics London 2012 đã làm thay đổi “khoảng 1/3 thái độ đối với người khuyết tật” ở Anh. Kết quả một nghiên cứu cũng cho thấy đã có thêm việc làm cho hơn 1 triệu người khuyết tật khoảng 6 năm sau sự kiện thể thao này.
 
IPC cho biết đây chính là động lực để phát động “WeThe15,” qua đó có thể đánh giá tác động của các kỳ thể thao Paralympic đến việc thay đổi thái độ đối với người khuyết tật và chuyến biến xã hội.
 
(Theo TTXVN)