(LĐ online) - Cho dù Argentina hay Pháp vô địch World Cup 2022 thì đó là "món quà” của bóng đá mang lại người hâm mộ.
|
Messia hay Mbappe đều là những ngôi sao sáng của bóng đá thế giới (Ảnh: CNN) |
Có một thực tế chỉ ra rằng, World Cup là sân chơi của các đội bóng đến từ Nam Mỹ và châu Âu. Cả hai khu vực này chắc chắn thống trị ở kỳ World Cup thứ 22 trong lịch sử giải đấu. Bất cứ khi đưa ra một quan điểm nào, cũng sẽ có hai luồng của nó.
Những người thích mộng mơ, phiêu lưu sẽ thích thấy sự bất ngờ trong bóng đá. Họ muốn chứng kiến một nhà vô địch mới, theo kiểu Hy Lạp viết nên câu chuyện cổ tích ở Euro 2004 hay Đan Mạch ở Euro 1992. Tất nhiên, điều này cũng đúng thôi bởi những gì mới mẻ, bất ngờ luôn tạo sức hút lạ thường.
Thế nên, trước vòng bán kết, Ma Rốc nhận được sự ủng hộ lớn của người hâm mộ để tạo nên sự kịch tính ở cuộc đua đến ngôi vương. Họ là làn gió mới, không chỉ bởi cái tên mà bởi Ma Rốc đến từ châu Phi, một châu lục chưa từng có đại diện góp mặt ở bán kết trong 21 kỳ World Cup tổ chức trước đó.
Ấy thế, có quan điểm phản bác rằng, bóng đá sẽ thiếu công bằng khi không có các ông lớn góp mặt ở chung kết. Ắt hẳn, quan điểm này không sai bởi suy cho cùng, bóng đá cũng đậm tính ngôi sao, và số đông người hâm mộ muốn nhìn thấy các ngôi sao giương cao cúp vô địch.
Xét chiều dài lịch sử giải đấu, các đội bóng vô địch World Cup không phải là hiện tượng hoặc bị đánh giá quá thấp. Họ thường lên ngôi vô địch thuyết phục với cả một quá trình dài. Sự chuẩn bị bài bản trong một thời gian dài, những chiến lược dài hơi, có thành tích chính là mấu chốt mang đến thành công.
Trong khi đó, Ma Rốc chính là một hiện tượng thuần túy. Đội bóng này chỉ là kẻ lót đường ở World Cup. Và nay, họ không còn cam phận, vươn lên có sự chuyển mình mạnh mẽ. Nhưng để nói Ma Rốc mạnh, chiếm số lượng lớn sự ủng hộ từ người hâm mộ thì thật khiên cưỡng.
Họ có thể hay, xuất thần ở World Cup 2022 nhưng để nói là thế lực bóng đá thế giới thì thật khó. Ngay cả World Cup 2026 sắp tới, bóng đá Ma Rốc không góp mặt cũng hết sức bình thường. Bởi để có sự phát triển vững bền cần cả một quá trình dài.
Ma Rốc là hiện tượng World Cup chứ không phải bản chất. Nếu họ duy trì sự ổn định ở các kỳ World Cup tới, thì việc Ma Rốc đoạt chức vô địch sẽ là sự công bằng cho bóng đá. Thế nên, nếu lấy Ma Rốc để nuối tiếc, để phủ mờ chiến thắng của Pháp thật khiên cưỡng.
Dù sao, Pháp đã mang lại sự công bằng cho bóng đá khi góp mặt ở trận chung kết. Một trận chung kết trong mơ của hai thế lực bóng đá hàng đầu thế giới. Đi kèm với đó chính là số lượng người hâm mộ đông đảo, sự quan tâm lớn mang tính toàn cầu.
Những ngôi sao mang tầm biểu tượng như Lionel Messi, Kylian Mbappe, Antoine Griezmann... sẽ khiến cho trận chung kết có sức hút đúng với bản chất, vốn dĩ của nó.
Pháp và Argentina đều là những nền bóng đá phát triển. Họ đặt nền móng trong suốt thời gian dài. Cả hai luôn là ứng viên vô địch chứ không hề mang phận hiện tượng. Để làm được điều này, Pháp lẫn Argentina trải qua quá trình dài phát triển, có căn bản.
Điều này mang đến lẽ công bằng cho người hâm mộ. Tất nhiên, sẽ không tránh khỏi những quan điểm phản bác song thật khó để chu toàn mọi thứ sẽ công bằng nếu nhìn Messi, Mbappe,... giương cao cúp vô địch.
Họ sẽ giúp World Cup có cái kết trọn vẹn. Và nếu một ngày không xa, Ma Rốc vô địch, điều đó cũng hợp lý cho cả quá trình dài phát triển.
Điểm lại quá khứ để thấy, bóng đá chỉ mang tính bất ngờ nhất thời. Đan Mạch vô địch Euro 1992 và rồi sau đó là cả chu kỳ dài không thành công. Họ chưa từng lọt đến World Cup. Thậm chí, mãi đến gần 30 năm, ở Euro 2020, Đan Mạch mới lại lọt vào bán kết.
Hay như Hy Lạp, họ vô địch Euro 2004 để rồi “mất tích”. Rõ ràng, bóng đá đòi hỏi cả quá trình và khi Pháp cùng Argentina lọt vào đến chung kết, nó sẽ lôi cuốn, hấp dẫn như vốn dĩ đã có.
Người hâm mộ thần tượng Messi, mong mỏi tiền đạo này giương cao chức vô địch. Đó cũng là điều công bằng. Người hâm mộ muốn thấy Mbappe lần thứ 2 liên tiếp đoạt danh hiệu World Cup. Nó quá công bằng cho đẳng cấp, danh tiếng của tiền đạo này.
Và nó cũng làm cho thế giới bóng đá có sự thôi thúc, phát triển bền vững hơn thay vì một phút huy hoàng rồi lóe sáng như Hy Lạp ngày nào.
HOÀNG SA