(LĐ online) - Chiều 18/3, tiếp tục phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Quang cảnh phiên chất vấn |
Chiều 18/3, tiếp tục phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Tham dự phía điểm cầu Lâm Đồng có Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Nguyễn Tạo, ĐBQH K’ Nhiễu, Trịnh Thị Tú Anh, đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, các sở, ngành.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã báo cáo tóm tắt về kết quả công tác đối ngoại và ngoại giao thời gian qua đã có vai trò tiên phong trong thực hiện mục tiêu phục vụ phát triển đất nước, nhất là ngoại giao vắc -xin trong đại dịch Covid-19…
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành |
Các đại biểu tập trung chất vấn các nhóm vấn đề: Công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài; tình trạng vi phạm pháp luật của công dân Việt Nam ở nước ngoài và của người nước ngoài tại Việt Nam; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam; thực trạng việc triển khai các thỏa thuận song phương, đa phương và giải pháp thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; công tác hỗ trợ mở rộng thị trường hàng hóa xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tránh bị lừa đảo; hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam với thế giới và việc miễn thị thực nhập cảnh cho công dân các nước vào Việt Nam để phát triển du lịch; công tác quản lý, sắp xếp, kiện toàn, nâng cao trình độ, năng lực tổ chức bộ máy ngành ngoại giao (kể cả các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài); giải pháp tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động ngoại giao.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời chất vấn |
Đại biểu Nguyễn Tạo – Đoàn Lâm Đồng tham gia chất vấn về tình trạng người Việt Nam vi phạm pháp luật tại nước ngoài. Số lượng người Việt Nam tại nước ngoài như hiện nay khá đông, bao gồm cá nhân đi lao động, du lịch, học tập, tuy nhiên trình trạng cư trú, lao động bất hợp pháp, vi phạm pháp luật vẫn xảy ra và còn có dấu hiệu gia tăng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh con người, đất nước Việt Nam, ảnh hưởng xấu đến thị trường lao động xuất khẩu của nước ta. Thực tế một số nước đã có thông báo về tạm dừng hoặc xem xét kỹ lưỡng hơn khi xét tuyển lao động, du học sinh của một số tỉnh, thành của Việt Nam, để lại một hệ quả đáng tiếc xảy ra.
Quang cảnh tại điểm cầu Lâm Đồng |
Đại biểu cho rằng dẫu đây không phải là hiện tượng mới; tuy nhiên, về số lượng có dấu hiệu tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân và giải pháp, cách thức phối hợp nào giữa các bộ, ngành trong nước và các nước bạn, để hạn chế tình trạng trên và từng bước nâng cao hình ảnh con người, đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.
Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách Nguyễn Tạo chủ trì tại điểm cầu Lâm Đồng trong phiên buổi chiều |
Chất vấn về vấn đề thẻ vàng IUU, đại biểu Nguyễn Tạo nhấn mạnh: Ngày 23/10/2017, Ủy ban Châu Âu (EC) rút thẻ vàng đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Ngay sau khi EC rút thẻ vàng, Quốc hội đã ban hành Luật Thủy sản vào ngày 21/11/2017; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các bộ, ngành liên quan đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật với quyết tâm nhanh chóng tháo gỡ thẻ vàng và xây dựng nghề cá Việt Nam bền vững, có trách nhiệm phù hợp với chuẩn mực pháp lý quốc tế. Mặc dù có rất nhiều nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương nhưng đã hơn 7 năm qua thẻ vàng vẫn chưa được phía EU gỡ bỏ. Nếu việc khắc phục thẻ vàng không đạt được sẽ đặt các mặt hàng hải sản của Việt Nam vào nguy cơ thẻ đỏ, tức là cấm xuất sang Châu Âu.
Với trách nhiệm của mình, đề nghị Bộ trưởng có giải pháp gì trong thời gian tới trong công tác phối hợp, đẩy mạnh vận động để EU tháo gỡ thẻ vàng IUU đối với thủy sản Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời chất vấn |
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp thu, trả lời những nội dung chính về công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài; tình trạng vi phạm pháp luật của công dân Việt Nam ở nước ngoài và của người nước ngoài tại Việt Nam; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam. Thực trạng việc triển khai các thỏa thuận song phương, đa phương và giải pháp thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; công tác hỗ trợ mở rộng thị trường hàng hóa xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tránh bị lừa đảo.
Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam với thế giới và việc miễn thị thực nhập cảnh cho công dân các nước vào Việt Nam để phát triển du lịch. Ngoài ra còn có công tác quản lý, sắp xếp, kiện toàn, nâng cao trình độ, năng lực tổ chức bộ máy ngành ngoại giao…
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin