Bài 2: Dự án hồ Ta Hoét: Giải quyết cơ bản những khó khăn, vướng mắc

CHÍNH PHONG - HỒNG THẮM 07:26, 06/08/2024

(LĐ online) - Phát huy phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” đối với Dự án hồ chứa nước Ta Hoét (huyện Đức Trọng), các ý kiến, kiến nghị của bà con Nhân dân trong vùng dự án đã được các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Lâm Đồng giải quyết theo đúng trình tự, đảm bảo quy chế dân chủ ở cơ sở theo đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã thông qua tại Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 3/11/2020 và được xác định là một trong các công trình trọng điểm của tỉnh.
Dự án xây dựng hồ chứa nước Ta Hoét được Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định là một trong các công trình trọng điểm của tỉnh

BÁC BỎ Ý KIẾN SAI LỆCH VỀ DỰ ÁN

Trước ngày khởi công dự án (ngày 20/2/2023), trên một số trang mạng xã hội đã đăng tải thông tin xuyên tạc với các nội dung như: “Người dân tộc K’Ho ở thôn K'Rèn, xã Hiệp An bị chính quyền cướp đất”, “chính quyền cướp đất để giao cho doanh nghiệp…”; đồng thời, có lời lẽ kích động người dân, chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, đến khu vực lễ khởi công để cản trở, gây ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện Dự án.

Nhiều hộ dân trong vùng dự án cũng gửi nhiều đơn thư lên các cấp với nội dung chủ yếu cho rằng giá trị bồi thường đất và tài sản trên đất thấp hơn giá thị trường; thu hồi đất làm dự án mà không bố trí đất tái định canh cho người dân; chưa bố trí việc làm cho người dân bị thu hồi đất… Đáng chú ý, một số ý kiến cho rằng Dự án hồ chứa nước Ta Hoét triển khai vì mục đích phục vụ lợi ích doanh nghiệp...

Chính quyền huyện Đức Trọng đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, giải thích tới từng hộ dân về các chính sách liên quan đến công tác đền bù, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất để làm dự án
Chính quyền huyện Đức Trọng đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, giải thích tới từng hộ dân về các chính sách liên quan đến công tác đền bù, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất để làm dự án

Ông Lê Nguyên Hoàng - Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng khẳng định: Trong quá trình triển khai Dự án hồ chứa nước Ta Hoét, ngoài việc tuân thủ việc công khai khung chính sách đền bù, công tác kiểm đếm đo đạc… thì các đoàn thể chính trị - xã hội, các phòng, ban liên quan, lãnh đạo UBND huyện đã có hàng chục cuộc họp với người dân tại hội trường xã Hiệp An, cũng như tới từng hộ dân để thông tin, giải thích về dự án.

Các kiến nghị, kể cả khiếu nại của người dân đều được địa phương xử lý theo đúng quy định hoặc hướng dẫn người dân thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo quy chế dân chủ cơ sở.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng, về thông tin dự án phục vụ lợi ích của doanh nghiệp hoàn toàn thiếu cơ sở và không chính xác. Sở dĩ một bộ phận người dân hiểu chưa đúng về nội dung trên do trước đây, gần khu vực triển khai Dự án hồ Ta Hoét có dự án trồng rừng và phát triển rừng của Công ty TNHH đầu tư Hàn Việt. Tuy nhiên, do công ty này triển khai không hiệu quả nên UBND tỉnh đã thu hồi dự án, giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh quản lý diện tích đất thu hồi và có phương án giao một đơn vị khác chuyển nhượng tài sản trên đất. Hai dự án này không liên quan đến nhau, không trùng vị trí triển khai.

Tới ngày 6/7/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản chấm dứt chủ trương cho phép Công ty TNHH đầu tư Hàn Việt chuyển nhượng tài sản trên đất tại Dự án đầu tư sân golf và khu du lịch nghỉ dưỡng Đà Lạt cho Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Đà Lạt Fairy. Lý do là sau 24 tháng chấm dứt hoạt động dự án mà 2 công ty chưa hoàn thành việc mua, bán tài sản và hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Như vậy, với quyết định trên, không còn Dự án đầu tư sân golf và khu nghỉ dưỡng Đà Lạt tại xã Hiệp An. Đây là dự án bị một số đối tượng xấu lợi dụng để tuyên truyền, kích động đồng bào dân tộc thiểu số tụ tập đông người, khiếu nại, phản đối chủ trương xây dựng hồ chứa nước Ta Hoét, phục vụ mục đích dân sinh của Nhân dân xã Hiệp An và cả huyện Đức Trọng đã khởi công ngày 20/2/2023.

Ông Trần Quang Trung- Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức Trọng cho biết ngoài đất tái định canh, riêng về giá đền bù cho các hộ dân đã tăng 40% so với phương án ban đầu
Ông Trần Quang Trung - Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Đức Trọng cho biết: Ngoài bổ sung phương án đền bù bằng đất (tái định canh), đến nay, đơn giá đền bù đất thuộc diện thu hồi cho các hộ dân đã tăng 40% so với phương án ban đầu

Đối với ý kiến người dân cho rằng giá đền bù chưa thoả đáng, thấp hơn nhiều so với giá thị trường, UBND huyện Đức Trọng thông tin: Sau khi kiểm kê, những tài sản trên đất như nhà ở, vật kiến trúc và cây trồng cũng được căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành để xây dựng nguyên tắc tính toán bồi thường, hỗ trợ theo hướng có lợi nhất cho người dân.

Theo đó, mức đền bù áp dụng ban đầu trung bình là 170 triệu đồng/1.000m2, sau đó UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định về việc phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất để xác định cụ thể tính tiền bồi thường của Nhà nước thu hồi đất thực hiện Dự án hồ chứa nước Ta Hoét với hệ số từ 1,5 đến 6,3 lần.

Cụ thể, mức đền bù từ 290 - 471 triệu đồng/1.000m2 tùy từng khu vực theo quy định, tăng khoảng 40% so với giá đền bù ban đầu. Đây là mức cao nhất mà cơ quan chức năng có thẩm quyền đã tính toán, vận dụng phù hợp với lợi ích của Nhân dân. 

Có thể thấy, cơ quan chức năng của tỉnh đã vận dụng tối đa các quy định của Nhà nước để tăng giá trị đền bù đất, đặc biệt là vận dụng chính sách để bố trí đất tái định canh cho người dân trên cơ sở các quy định pháp luật.

Để người dân nắm rõ các chính sách đền bù, hỗ trợ, bố trí tái định canh, cũng như công tác kiểm kê, thống kê về diện tích, nhà ở, vật kiến trúc và cây trồng trên đất thuộc diện thu hồi, các cấp, các ngành đã tổ chức hàng chục buổi đối thoại, tuyên truyền, vận động trực tiếp và thực hiện nhiều nội dung thông tin dễ hiểu, gần gũi, giải đáp những thắc mắc để chuyển tải đến người dân trong vùng dự án bằng nhiều hình thức khác nhau. 

23 hộ dân nhận đất tại Khu tái định canh Dự án hồ Ta Hoét đã sản xuất nông nghiệp ổn định. Hiện tại, có 5 hộ đã đăng ký đang làm thủ tục nhận đất tái định canh theo quy định
23 hộ dân nhận đất tại Khu tái định canh Dự án hồ Ta Hoét đã sản xuất nông nghiệp ổn định. Hiện tại, có 5 hộ đã đăng ký đang làm thủ tục nhận đất tái định canh theo quy định

TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT CÁC Ý KIẾN, KHIẾU NẠI MỚI PHÁT SINH

Theo UBND huyện Đức Trọng, thời gian qua có nhiều ý kiến của người dân trong vùng dự án phản ánh, kiến nghị lên các cấp. Trong đó, bà con kiến nghị mở các lớp đào tạo nghề và bố trí việc làm đối với các trường hợp đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp, cũng như một số lao động của các hộ thuộc diện thu hồi đất để triển khai Dự án hồ chứa nước Ta Hoét vì không còn đất sản xuất hoặc diện tích đất sản xuất còn lại ít.

Các hộ dân cũng tiếp tục cho rằng giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường và đề nghị tính toán bồi thường, hỗ trợ thêm đối với phần diện tích thuộc hành lang suối, hành lang mương thủy lợi, hành lang lộ giới đường giao thông; đề nghị xem xét bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân gồm: Hệ thống đường điện hạ thế kéo về để sinh hoạt do các hộ tự bỏ tiền đầu tư và đường ống tải nước để phục tưới và sinh hoạt.

Bên cạnh đó, nhiều hộ dân kiến nghị cần bồi thường bằng đất trồng lúa, bố trí tái định canh tương đương diện tích cũ để sản xuất ổn định cuộc sống.

Các sở, ngành liên quan cùng các phòng, ban huyện Đức Trọng kiểm tra thực địa khu vực lòng hồ Dự án
Các sở, ngành của tỉnh cùng các phòng, ban chuyên môn huyện Đức Trọng kiểm tra thực địa khu vực lòng hồ Dự án hồ chứa nước Ta Hoét

Lãnh đạo UBND huyện Đức Trọng khẳng định, các nội dung kiến nghị, phản ánh của người dân đã được các cơ quan, ban ngành, UBND huyện tiếp thu và xem xét giải quyết đúng quy định. Đối với các kiến nghị không thuộc thẩm quyền, UBND huyện đều có văn bản đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết.

Cụ thể, về vấn đề giải quyết việc làm, các phòng ban chức năng đã liên hệ, làm việc với các doanh nghiệp, đơn vị có liên quan trên địa bàn huyện để rà soát nhu cầu sử dụng lao động, nhu cầu đào tạo nghề cũng như trực tiếp tiếp cận, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của người dân có đất bị thu hồi tại dự án bằng nhiều giải pháp niêm yết thông tin tại thôn, tới tận nhà tuyên truyền để người dân biết đăng ký khi có nhu cầu.

Và sau phiên giao dịch việc làm được tổ chức vào tháng 2/2022, đã hỗ trợ 10 lao động vào làm việc ổn định tại các doanh nghiệp. Tháng 10/2022, có thêm 6 lao động được tuyển dụng vào làm việc ổn định tại Công ty TNHH C.P (Định An, Hiệp An) với mức lương cơ bản từ 5,5 triệu đồng đến 6 triệu đồng/ tháng/ người.

Tới tháng 8/2022, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện đã phối hợp với UBND xã Hiệp An tổ chức 1 lớp nghề trang điểm sắc đẹp cho 8 lao động tại thôn K'Rèn.

Tới nay, theo thông báo nếu các hộ dân thuộc diện thu hồi đất để thực hiện Dự án hồ chứa nước Ta Hoét có nhu cầu đào tạo nghề hoặc giải quyết việc làm, thì liên hệ trực tiếp với UBND xã Hiệp An để được giải quyết theo quy định.

Nhiều diện tích đất thuộc diện thu hồi để làm Dự án hồ chứa nước Ta Hoét thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa, ảnh hưởng lớn đến sản xuất của người dân
Nhiều diện tích đất thuộc diện thu hồi để làm Dự án hồ chứa nước Ta Hoét thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa, ảnh hưởng lớn đến sản xuất của người dân

Đối với các kiến nghị liên quan giá bồi thường, hỗ trợ, hiện nay, Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện đã hoàn thành công khai thông tin về phương án bồi thường giá đất, phần diện tích thu hồi bổ sung thuộc hành lang bảo vệ suối, mương thuỷ lợi, lộ giới đường giao thông... niêm yết tại Nhà văn hóa thôn K'Rèn theo đúng quy định để người dân trong vùng dự án biết và liên hệ nhận tiền. Riêng với các kiến nghị thiếu vật kiến trúc, cây trồng, Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện đã rà soát và đã tính toán theo đúng quy định.

Liên quan tới giá bồi thường đất, trong năm 2021 và 2022 người dân tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khác có xu thế đến huyện Đức Trọng nói chung và xã Hiệp An nói riêng để mua đất, dẫn đến giá đất trên địa bàn huyện Đức Trọng cũng như tại địa bàn xã Hiệp An tăng lên.

Do vậy, nhằm giảm bớt thiệt thòi cho các hộ dân, UBND huyện đã tổng hợp đề xuất UBND tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương xác định lại hệ số điều chỉnh giá đất để xác định giá đất tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện Dự án hồ chứa nước Ta Hoét; trong đó, giá trị bồi thường các thửa đất có vị trí thuận lợi sẽ cao hơn so với các vị trí không thuận lợi nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các chủ sử dụng đất như đã đề cập ở trên.

Từ năm 2022 tới nay, chính quyền các cấp và các ban ngành, đoàn thể đã tổ chức hàng chục cuộc họp, ghi nhận ý kiến, nguyện vọng của bà con Nhân dân trong vùng dự án
Từ năm 2022 tới nay, chính quyền các cấp và các ban ngành, đoàn thể đã tổ chức hàng chục cuộc họp, ghi nhận ý kiến, nguyện vọng của bà con Nhân dân trong vùng dự án

Riêng đối với các hộ thiếu đất sản xuất, nếu các hộ đủ điều kiện, sẽ được xem xét, bồi thường bằng đất tại khu tái định canh theo quy định. Theo thông tin UBND huyện Đức Trọng, tổng số hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án là 190 hộ với diện tích khoảng 96,87 ha; trong đó, có 0,29 ha đất ở và 96,58 ha các hộ đang sản xuất nông nghiệp.

Qua rà soát, cơ bản các hộ đủ điều kiện bồi thường về đất tái định canh và có 6 trường hợp không đủ điều kiện bồi thường về đất do diện tích của các hộ nằm trong ranh quy hoạch lâm nghiệp và khai phá sử dụng sau ngày 1/7/2004. Tới tháng 6/2024, UBND huyện đã phê duyệt 55 quyết định tính toán bồi thường, hỗ trợ cho 183 hộ/262,9 tỷ đồng, với số tiền thực nhận của các hộ dân là 255,86 tỷ đồng.

Trong thời gian qua, UBND huyện đã thành lập tổ chi trả tiền và chỉ đạo Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện ban hành thông báo, giấy mời chi tiền kể cả thứ 7, chủ nhật, tổ chức chi trả lưu động tại UBND xã Hiệp An. Tuy nhiên, đến nay chỉ có 73 hộ gia đình nhận với số tiền là 97,6 tỷ đồng và diện tích đã bàn giao khoảng 33,8 ha; trong đó, hộ đồng bào dân tộc thiểu số 30 hộ/9,8 ha và hộ người Kinh 43 hộ/24 ha. Số hộ chưa nhận tiền và bàn giao mặt bằng là 109 hộ/128.26 tỷ đồng.

TIẾP TỤC TRIỂN KHAI DỰ ÁN THEO PHƯƠNG ÁN “CUỐN CHIẾU”

Công trình Hồ chứa nước Ta Hoét khởi công từ tháng 2/2023, đến nay, dự án triển khai chậm nhiều hạng mục, gói thầu do vướng mắc trong đền bù, giải phóng mặt bằng. Trước tình hình trên, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương triển khai theo phương pháp "cuốn chiếu", giải phóng mặt bằng đến đâu thì thi công đến đó.

Hiện nay còn lại 109 hộ (92 hộ đồng bào dân tộc thiểu số và 17 hộ người kinh) chưa nhận tiền, với diện tích 63,77 ha.
Hiện nay, còn 109 hộ (92 hộ đồng bào dân tộc thiểu số và 17 hộ người Kinh) chưa nhận tiền đền bù để bàn giao diện tích 63,77 ha. Đây là nguyên nhân khiến dự án triển khai chậm tiến độ