Giao thông được ví như huyết mạch của nền kinh tế. Theo các chuyên gia, hạ tầng giao thông là lĩnh vực có tác động lan tỏa lớn nhất đối với nền kinh tế; đầu tư cho giao thông chính là mở đường cho phát triển. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng là một trong 3 đột phá chiến lược; trong đó, phát triển hạ tầng giao thông là trụ cột quan trọng.
Những tuyến cao tốc kỳ vọng sẽ tạo sức bật để Lâm Đồng phát triển |
Với mục tiêu đến năm 2025 đưa vào khai thác 3.000 km và đến 2030 phấn đấu đưa vào khai thác 5.000 km đường bộ cao tốc, thời gian qua, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy đầu tư các dự án hạ tầng giao thông. Theo Bộ Giao thông Vận tải, đến nay, cả nước có khoảng hơn 2.000 km đường bộ cao tốc và khoảng 1.700 km đang thi công, 1.400 km chuẩn bị khởi công; các dự án trải dài qua 48 tỉnh, thành trên cả nước…
Những tuyến cao tốc kỳ vọng sẽ tạo sức bật để Lâm Đồng phát triển |
Đó là những con số ấn tượng, nhưng để đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng đề ra thì đến năm 2025, cả nước phải đưa vào khai thác thêm ít nhất 1.000 km cao tốc. Chính vì vậy, ngày 18/8/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc” với yêu cầu các cấp, ngành, địa phương, đơn vị phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó; đã làm, đã thực hiện phải ra sản phẩm, hiệu quả cụ thể, cân đong đo đếm được. Trong mọi trường hợp khó khăn, vướng mắc, các lực lượng tham gia dự án cần đồng tâm hiệp lực “chỉ bàn làm, không bàn lùi”.
Những tuyến cao tốc kỳ vọng sẽ tạo sức bật để Lâm Đồng phát triển |
Đối với tỉnh Lâm Đồng, cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương là hai dự án mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân hết sức mong đợi. Hai dự án này được coi là những “mảnh ghép” quan trọng, cùng với đoạn Liên Khương - Prenn (đã khai thác) và đoạn Dầu Giây - Tân Phú làm nên tuyến cao tốc dài 220 km Dầu Giây - Liên Khương. Tuyến đường này hoàn thành, đưa vào khai thác sẽ rút ngắn thời gian di chuyển đáng kể, đưa Đà Lạt - Lâm Đồng “gần” hơn với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Từ đó, kỳ vọng tạo đột phá trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Không những vậy, tuyến cao tốc này sẽ kết nối với các tuyến đường hiện hữu hoặc sắp triển khai tại Lâm Đồng và cả khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, tạo sự kết nối liên vùng; góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của cả nước nói chung.
Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng đó, tỉnh Lâm Đồng đã và đang thể hiện quyết tâm cao nhất để dự án sớm khởi công xây dựng và đưa vào khai thác. Những khó khăn, vướng mắc từng bước được tháo gỡ từ sự nỗ lực của địa phương và sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, sự hỗ trợ, phối hợp của các bộ, ngành.
Những tuyến cao tốc kỳ vọng sẽ tạo sức bật để Lâm Đồng phát triển |
Cùng với tuyến cao tốc kết nối Đà Lạt với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tuyến cao tốc nối gần hơn “biển với hoa” cũng đang được mong đợi. Trong báo cáo gửi Chính phủ mới đây, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, theo quy hoạch, tổng chiều dài tuyến cao tốc Nha Trang - Đà Lạt khoảng 99 km; điểm đầu giao với cao tốc Bắc - Nam phía Đông tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà; điểm cuối giao với cao tốc Liên Khương - Prenn, tỉnh Lâm Đồng. UBND hai tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng đề xuất trước mắt đầu tư đoạn tuyến Nha Trang - Đà Lạt dài 80,8 km, điểm đầu giao với cao tốc Bắc - Nam phía Đông tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà, điểm cuối giao với Quốc lộ 27C tại ngã ba Đarahoa, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, vận tốc thiết kế 80 - 100 km/h. Đoạn còn lại dài 18,2 km sẽ đầu tư khi có nhu cầu và cân đối về nguồn lực. Thời gian thực hiện dự án năm 2024 - 2028, trong đó, giai đoạn chuẩn bị đầu tư từ năm 2024 - 2025; giai đoạn đầu tư xây dựng từ năm 2026 - 2028.
Những tuyến cao tốc kỳ vọng sẽ tạo sức bật để Lâm Đồng phát triển |
Dự án đường bộ Cao tốc Nha Trang - Đà Lạt sau khi đưa vào khai thác sẽ rút ngắn thời gian di chuyển giữa Nha Trang - Đà Lạt còn khoảng 1,5 - 2 giờ, so với hiện tại khoảng 3,5 - 4 giờ. Qua đó, tạo động lực lớn thu hút du khách tham gia các tour du lịch kết nối biển với rừng, thúc đẩy phát triển du lịch toàn vùng. Đồng thời, cao tốc Nha Trang - Đà Lạt sẽ hình thành trục ngang kết nối vùng Tây Nguyên với duyên hải Nam Trung Bộ, kết nối với các trục dọc, phát huy hiệu quả các dự án đã và đang đầu tư, kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển…
Cùng với cả nước, những con đường lớn đang mở ra, kỳ vọng sẽ góp phần tạo sức bật để Lâm Đồng cất cánh, vững tin tiến vào kỷ nguyên mới.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin