Đâu rồi vạch kẻ đường ?

03:10, 31/10/2010

Theo pháp luật về giao thông đường bộ, trên đường phố, đường quốc lộ với đường hai chiều xe chạy trở lên thì phải có vạch kẻ đường để phân chia làn đường, chỉ dẫn vị trí hướng đi, vị trí dừng lại đối với người và tất cả phương tiện tham gia giao thông. Tuân thủ theo vạch kẻ đường là thể hiện văn hóa giao thông, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, phòng tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Theo pháp luật về giao thông đường bộ, trên đường phố, đường quốc lộ với đường hai chiều xe chạy trở lên thì phải có vạch kẻ đường để phân chia làn đường, chỉ dẫn vị trí hướng đi, vị trí dừng lại đối với người và tất cả phương tiện tham gia giao thông. Tuân thủ theo vạch kẻ đường là thể hiện văn hóa giao thông, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, phòng tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Một ngày cuối tháng 10/2010 trên quãng đường bộ chưa tới 30 cây số - từ thành phố Đà Lạt đến dọc Quốc lộ 20, thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng, phóng viên đã trông thấy gần 10 đoạn đường không có vạch kẻ đường, mỗi đoạn dài từ hàng chục mét đến hàng trăm mét.

vv
Đường qua cầu Bá Hộ Chúc, Đà Lạt, xe ô tô dừng, xe ô tô đi và xe máy cũng chen vào giữa để đi.
Ban ngày chỉ dừng chân lại năm, mười phút ở những đoạn đường không có vạch kẻ đường là khá dễ chứng kiến xe chiều đi làn đường bên này lấn sang làn đường của xe chiều đi ngược lại.

Còn ban đêm đường tối, không có vạch phân chia làn đường nên các xe đi ngược chiều cứ liên tục hết bật đèn chiếu xa đến bật đèn chiếu gần, người lái cố căng mắt để áng chừng từng phần đường để tránh nhau, để vượt qua nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông..

Vậy, một lần nữa để bảo vệ trật tự an toàn giao thông thực sự có hiệu quả, sớm giải tỏa hết nỗi lo ngại của người đi đường, chúng tôi đề nghị các cơ quan quản lý giao thông các cấp trong tỉnh Lâm Đồng hãy cấp thiết lưu tâm sơn vẽ lại những vạch kẽ đường đang thiếu vắng trên những cung đường nêu trên. 

Văn Việt