Với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng hiện nay, đòi hỏi phải có những hoạch định về chính sách và kế hoạch phát triển, nhất là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp sao cho phù hợp với điều kiện phát triển tự nhiên, trong đó có yếu tố khí hậu. Do vậy, việc xác định rõ xu thế biến đổi nhiều năm của khí hậu có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt số liệu, nên ở phần này chỉ đánh giá xu thế biến đổi của khí hậu qua các đặc trưng cơ bản là tổng lượng mưa, nhiệt độ và các hiện tượng thời tiết, đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới.
Với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng hiện nay, đòi hỏi phải có những hoạch định về chính sách và kế hoạch phát triển, nhất là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp sao cho phù hợp với điều kiện phát triển tự nhiên, trong đó có yếu tố khí hậu. Do vậy, việc xác định rõ xu thế biến đổi nhiều năm của khí hậu có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt số liệu, nên ở phần này chỉ đánh giá xu thế biến đổi của khí hậu qua các đặc trưng cơ bản là tổng lượng mưa, nhiệt độ và các hiện tượng thời tiết, đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới.
1. Về nhiệt độ
Ảnh minh họa của Hồ Toàn |
- Nhiệt độ trung bình năm tại Bảo Lộc: thập kỷ 1980 - 1989 là 21,80C, thập kỷ 1990 - 1999 là 21,90C và thập kỷ 2000 - 2009 là 22,00C.
- Nhiệt độ trung bình năm tại Đà Lạt: thập kỷ 1980 - 1989 là 17,90C, thập kỷ 1990 - 1999 là 17,80C và thập kỷ 2000 - 2009 là 18,00C.
- Nhiệt độ trung bình năm tại Liên Khương: thập kỷ 1980 - 1989 là 21,20C, thập kỷ 1990 - 1999 là 21,50C và thập kỷ 2000 - 2009 là 21,40C.
Trong khi đó nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lại có xu thế giảm.
2. Về lượng mưa
Nhận xét chung: Ở Lâm Đồng, lượng mưa năm vào thập kỷ 1980 - 1989 là 1.933 mm và tăng lên 1.997 mm (thập kỷ 1990 - 1999). Thập kỷ 2000 - 2008 trở thành thập kỷ có lượng mưa cao nhất trong ba thập kỷ 2.002 mm.
Mưa lớn là nguyên nhân chủ yếu gây ra lũ, lũ lụt, lũ quét nên ở đây chúng tôi đã dùng số liệu mưa thời gian gần đây nhất, 1980 - 2008 để phân tích, đánh giá xu thế tác động biến đổi khí hậu đến hiểm họa do mưa lớn trên khu vực tỉnh Lâm Đồng.
Đặc trưng của tổng lượng mưa lớn trung bình: Tổng lượng mưa trung bình năm, tổng lượng mưa lớn trung bình năm và tổng lượng mưa trung bình của mùa mưa: Được xét cho 3 thời kỳ 1980 - 1989, thời kỳ 1990 - 1999 và 2000 - 2008. Ta thấy trên phạm vi toàn tỉnh Lâm Đồng, tổng lượng mưa lớn trung bình năm chỉ bằng 42% của tổng lượng mưa của mùa mưa và bằng 37% tổng lượng mưa trung bình năm.
- Nơi mưa nhiều nhất thập kỷ 1980 - 1989 là vùng Đạ Tẻh: 3.071 mm/năm.
- Nơi mưa ít nhất thập kỷ 1980 - 1989 là Thạnh Mỹ: 1.259 mm/năm.
- Sang thập kỷ gần đây, 2000 - 2008, đặc trưng mưa trên đã tăng lên ở các vùng Bảo Lộc, Liên Khương, Đại Nga, Đam Rông. Bức tranh chung là trong thập kỷ gần đây, mưa tăng lên vài nơi ở Tây Nguyên.
- Vùng Lâm Đồng, lượng mưa cực đại ngày lớn nhất trong những năm gần đây ở nhiều vùng tăng lên so 20 năm về trước.
3. Về bão
Theo thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2003 thì "Những năm gần đây, bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn. Quỹ đạo bão có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có đường đi dị thường hơn".
4. Về lũ lụt
Do tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, thiên tai lớn, dị thường vượt qua những nhận thức hiện tại của con người đã xảy ra ngày một thường xuyên hơn, diễn biến phức tạp hơn, gây hậu quả thật khó lường hết được. Trên các lưu vực sông, nhất là ở hạ lưu trên hầu hết các lưu vực sông, tình trạng lũ lụt lớn xảy ra ngày càng gia tăng và ác liệt trên phạm vi rộng lớn hơn và ngày càng nghiêm trọng hơn. Hậu quả tác hại của lũ lụt đã không còn chỉ trên quy mô một vài địa phương mà gây tác động lớn đến xã hội, tài nguyên nước, môi trường sinh thái các dòng sông, làm gia tăng nguy cơ kém bền vững của tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển xã hội. Nhiều vấn đề lớn đang đặt ra cần giải quyết nhằm khắc phục tình trạng thiên tai lũ lụt và hạn hán, thiếu nước, khan hiếm nước.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, phải kể tới những nguyên nhân chủ quan, mà trong một số trường hợp lại đóng vai trò chủ yếu đã gây ra tình trạng trên. Những năm gần đây, hạ tầng cơ sở trên các lưu vực thay đổi rất nhiều như phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng các công trình thủy lợi, thủy điện, các công trình giao thông, đê bao và suy giảm thảm thực vật cùng với sự biến đổi khí hậu đã tác động mạnh mẽ đến nguồn nước trên các lưu vực sông và đều theo chiều hướng bất lợi, làm gia tăng hiểm họa thiên tai lũ lụt, lũ quét, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và các thiên tai khác.
Bàn tay con người gây thay đổi rõ nhất là trong xây dựng các công trình thủy điện, các công trình thủy điện thiếu quy hoạch, thậm chí "bùng nổ" thủy điện nhỏ trên đầu nguồn các lưu vực sông đã tàn phá mặt đệm, lớp phủ rừng, rồi khi đi vào vận hành lại không đảm bảo một quy trình vận hành hồ, liên hồ hợp lý, không bảo đảm cắt giảm lũ, không duy trì hợp lý dòng chảy ở hạ du các hồ chứa; khai thác, sử dụng nước thì chủ yếu theo yêu cầu phát điện với chế độ làm việc theo giờ cao điểm, ngừng phát điện trong giờ thấp điểm dùng điện đã làm cho chế độ, số lượng ở hạ lưu công trình có những thay đổi căn bản so với trong tự nhiên theo chiều hướng rất bất lợi, làm phát sinh nhiều vấn đề về tài nguyên đất, nước, môi trường mà vốn chưa bao giờ thấy trong thời kỳ trước khi có công trình. "Nhân tai" cũng phát sinh từ những tác động đó.
Xu hướng diễn biến lũ lụt ở các vùng trong tỉnh Lâm Đồng và một số tỉnh lân cận: Trong 30 năm gần đây, theo số liệu quan trắc tại các trạm trong tỉnh và lân cận thấy rõ xu hướng gia tăng đáng kể đỉnh lũ cao nhất năm trên các sông nhánh sông thượng nguồn sông Đồng Nai,... do hạ tầng cơ sở trên lưu vực thay đổi rất nhiều như phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng các công trình thủy lợi, thủy điện, các công trình giao thông và suy giảm thảm thực vật rừng cùng với sự biến đổi khí hậu đã tác động mạnh mẽ đến chế độ dòng chảy trên các sông suối.
Từ số liệu lưu lượng trung bình năm và các quá trình ta thấy phần lớn tại các trạm trên lưu vực đều có xu thế tăng dần.
TRẦN XUÂN HIỀN