Lâm Đồng đề ra giải pháp khắc phục tình trạng cà phê bị khô hoa rụng trái

02:05, 15/05/2011

Trước tình trạng một số diện tích cà phê ở huyện Di Linh chùm hoa bị khô đen, trái non bị héo và rụng, Chi cục Bảo vệ Thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã xác định toàn huyện Di Linh có gần 42.000 ha cà phê trong đó có gần 500 ha từ 8 đến 20 năm tuổi bị tình trạng trên, với tỷ lệ thiệt hại từ 40 đến 60%.

Vàng rụng lá cà phê. Nguồn Internet
Hiện tượng vàng, rụng lá và trái non ở cây cà phê. Nguồn Internet
Trước tình trạng một số diện tích cà phê ở huyện Di Linh chùm hoa bị khô đen, trái non bị héo và rụng, Chi cục Bảo vệ Thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã xác định toàn huyện Di Linh có gần 42.000 ha cà phê trong đó có gần 500 ha từ 8 đến 20 năm tuổi bị tình trạng trên, với tỷ lệ thiệt hại từ 40 đến 60%.

Nguyên nhân chính là do trong thời điểm cây cà phê  ra hoa đợt 1 và đợt 2, đặc biệt sau dịp Tết Nguyên đán gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn và tạo quả dẫn đến hiện tượng hoa cà phê bị khô. Một số nông hộ không có điều kiện tưới nước cho cà phê, chủ yếu nhờ nước trời nên khi có mưa cây cà phê sẽ bung hoa, do lượng mưa không đủ nhu cầu nước của cây dẫn đến hoa cà phê sau khi nở bị héo và khô cả chùm hoa. Ngoài ra, rệp sáp chích hút cuống quả, quả non làm quả khô và rụng.

Qua đó, Chi cục BVTV Lâm Đồng khuyến cáo: Nông dân cần cắt tỉa các chồi vượt, cành trong tán, cành thừa để tập trung dinh dưỡng nuôi trái; tỉa những cành khô, già cỗi, cành bị sâu bệnh tạo cho vườn cây thông thoáng, cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng sức chống chịu sâu bệnh, hạn chế sự lây lan của các loại bệnh gây rụng trái; vệ sinh đồng ruộng; bón phân đầy đủ và cân đối để cây cà phê sinh trưởng và phát triển tốt; tăng cường một số thuốc kích thích sinh trưởng, bón phân qua lá…

PV